hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức với sự phát triển khoa học công nghệ

29-08-2017



Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức với sự phát triển
khoa học công nghệ


Sáng 24/8, hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức với sự phát triển khoa học công nghệ" đã diễn ra thành công tại HT A4, do Chi hội Nữ trí thức trường ĐH Bách Khoa tổ chức. Hội thảo là một trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Bach khoa-ĐHQG TP.HCM.

d1 

Hình 1: Hội thảo chào đón các vị khách quý và đông đảo giảng viên, sinh viên ĐHBK


Tham dự hội thảo, có GS. TS NGND Phan Thị Tươi – Phó Chủ tic̣ h Hôị Nữ trí thức Việt Nam - Nguyên BT Đảng ủy, Hiệu trưởng ĐHBK; PGS.TS Nguyễn Thị Hòe - Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức VN, ThS Nguyễn Thị Khánh Tâm Phó Chủ tịch Hội NTT Thành phố Hồ Chí Minh, TS Lương Bạch Vân, Phó Ban Quan hệ quốc tế của Hội NTTVN; về phía trường Đại học Bách Khoa, có GS. TS Vũ Đình Thành - Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng ĐHBK, GS. TS NGND Ngô Kiều Nhi - Chi hội trưởng Nữ trí thức Bách Khoa, cùng đông đảo các thầy, cô đại diện cho các khoa, phòng ban và với hơn 150 học viên SĐH, NCS và sinh viên quan tâm tham dự.

 d2

Hình 2: GS. TS Vũ Đình Thành đã có lời phát biểu, đánh giá sự hoạt đôṇg tích cực của Chi hội Nữ trí thức Bách khoa tại hội thảo


GS. TS Vũ Đình Thành đã có lời phát biểu , đánh giá sự hoạt đôṇ g tích cực của Chi hội Nữ trí thức Bách khoa, thể hiêṇ qua nội dung cuộc hổi thảo và chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

 d3

Hình 3: GS. TS NGND Ngô Kiều Nhi - Chi hội trưởng Nữ trí thức Bách Khoa phát biểu khai
mạc hội thảo


Nhìn lại các cuộc cách mạng Công nghiệp mà loài người đã trải và thực hiện, từ cuộc Cách mạng lần thứ nhất (1784) là Cơ khí hóa, Cách mạng lần thứ hai (1871-1914) Điện khí hóa, Cách mạng lần thứ ba (1969) Tự động hóa thì cuộc Cách mạng lần thứ tư - 4D (cuối những năm 2000) là cuộc cách mạng Số hóa và kết nối hệ thống thực và ảo. Đặc trưng khác biệt của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4D đó là các giá trị được tạo ra gắn liền với nhà máy, thiết bị hữu hình (thế giới thực) càng ngày càng giảm, ngược lại các giá trị được tạo ra trên không gian mạng (thế giới ảo) có tỷ trọng ngày càng tăng. Quy mô của cuộc cách mạng là sự đột phá công nghệ đồng thời diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tương tác thúc đẩy lẫn nhau, với tốc độ phát triển chưa có trong tiền lệ của lịch sử loài người (tốc độ phát triển tăng theo cấp số nhân), Cách mạng Công nghiệp 4D có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Những công nghệ mới của cuộc Cách mạng sẽ tác động to lớn lên mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi nền công nghiệp, đồng thời thách thức chúng ta về vai trò thực sự của con người, chúng có khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng công
nghiệp trước gây ra.

d4

 Hình 4: PGS. TS Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. HCM dự báo những tác
động của cách mạng công nghiệp 4.0


Đến với Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức với sự phát triển khoa học công nghệ”, người tham dự đã được nghe PGS. TS Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. HCM dự báo những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội của Việt Nam với chủ đề: "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những tác động định hình cho chiến lược phát triển công nghệ cao của TP. HCM". Bài tham luận cho thấy thực trạng và sự sẵng sàng của Viêt Nam đối với Cách mạng Công nghiệp 4D cũng như những cơ hội mà thành phố Hồ Chí Minh cần nhanh chóng nắm bắt để có được lợi thế phát triển trong cuộc cách mạng này 

d5

Hình 5: Ông Trần Quốc Hiệu - Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Indefol trình bày về
"Lợi thế thị trường khi Start-Up khai triển sản phẩm từ nghiên cứu"


Tiếp theo, ông Trần Quốc Hiệu - Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Indefol trình bày về "Lợi thế thị trường khi Start-Up khai triển sản phẩm từ nghiên cứu". Bài tham luận của ông Hiêụ cho chúng ta thấy sự dũng cảm, bản lĩnh của một cựu sinh viên Bách khoa (Chương trình chất lượng cao Việt Pháp) từ những năm còn học đại học, ông đã bắt đầu khởi nghiệp với sự hỗ trợ của Vườn ơm tạo Bách khoa, xây dựng công ty thiết kế, chế tạo các hệ thống năng lượng gió với công nghệ tiên tiến.

 d6

Hình 6: GS. TS Võ Văn Hoàng – Trưởng Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán Khoa Khoa học Ứng dụng đã chia sẻ kinh nghiệm thu hút sinh viên, học viên tham gia nghiên cứu khoa học.


Với kinh nghiệm chủ trì 09 đề tài NCKH các cấp và hơn 100 công bố khoa học có uy tín ở các tạp chí quốc tế, GS. TS Võ Văn Hoàng – Trưởng Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán Khoa Khoa học Ứng dụng đã chia sẻ kinh nghiệm thu hút sinh viên, học viên tham gia nghiên cứu khoa học . Giáo sư đã đúc kết kinh nghiệm “Thầy phải giỏi và có tâm , đam mê nghiên cứu khoa học thì sẽ có trò giỏi” . Từ những quỹ hỗ trợ NCKH ( Nafosted) Phòng thí nghiệm đã tài trợ học bổng cho NCS, học viên cao hoc̣ , xây dựng cơ sở vật chất phòng thí nghiệm. Các công trình khoa học đã tạo nên cầu nối giao lưu khoa học với nhiều trường đại học Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Đài loan...Đó chính là sự kết nối bền vững trong nghiên cứu khoa học giữa thầy trò của phòng Vât lý tính toán trường Đại học Bách khoa.

 d7

Hình 7: Hội thảo cũng đã được nghe bài tham luận lý thú, “truyền lửa đam mê khoa học” của PGS. TS
Nguyễn Tấn Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Thiết bị Cơ khi Bách Khoa


Ngoài ra, hội thảo cũng đã được nghe bài tham luận lý thú, “truyền lửa đam mê khoa học” của PGS. TS Nguyễn Tấn Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Thiết bị Cơ khi Bách Khoa- người chủ trì hơn 20 đề tài NCKH các cấp, sở hữu hơn 140 công bố khoa học trong nước và quốc tế chia sẻ với hội thảo về "Kinh nghiệm xây dựng nhóm NCKH sinh viên". Câu chuyện mà PGS. TS Nguyễn Tấn Tiến chia sẻ là từ “hai bàn tay trắng” thầy trò nhóm nghiên cứu HiTech-Mechatronics Lab đã có trong tay một tài sản là đội ngũ hơn 20 các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, hầu hết được tiếp tục học tập ở nước ng oài. Hàng năm Lab tiếp nhận từ 5 đến 6 sinh viên Hàn quốc sang thực tập và nghiên cứu. Điều thú vị và đáng ghi nhận công sức của thầy trò PGS. TS Nguyễn tấn Tiến đó là hàng loạt các đề tài nghiên cứu khoa hoc̣ và chuyển giao ứng dụng, như: robot hàn(dùng cho hàng hải), hệ thống điều khiển tưới trong nông nghiệp, robot lau chùi ống dẫn, giường đặc biệt cho người liệt, nghiên cứu thiết kế ý tưởng giường y tế cho hãng Lego, hệ thống kiểm soát nuôi trồng Đông trùng hạ thảo trong container, thiết kế pin và động cơ cho hệ thống ngư lôi (hải quân)...

d8

Hình 8: Sau phần tham luận là tọa đàm giữa các diễn giả với giảng viên, sinh viên của trường

Sau phần tham luận là tọa đàm giữa các diễn giả với giảng viên , sinh viên của trường. Tại đây, các giảng viên và sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu và đặt khá nhiều câu hỏi thú vị cho các diễn giả . Nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên chia sẻ về tâm tư và nguyện vọng của mình trong học tập kết hợp với nghiên cứu khoa học từ những năm đầu của đại học, khát vọng khởi nghiệp, khó khăn và thuận lợi. Các bạn sinh viên cũng đặt ra cho khách mời nhiều câu hỏi về cơ hội và thách thức cho tương lai nghề nghiệp của mình trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

 d9

Hình 9: GS. TS Phan Thị Tươi, thay mặt cho Hội Nữ trí thức Việt Nam (Hội NTTVN) phát biểu bế mạc hội
thảo

Buổi hội thảo diễn ra trong không khí vui vẻ, thoải mái với sự trao đổi nhiệt tình và chi tiết từ các diễn giả. Qua buổi hội thảo, các bạn sinh viên đã nắm bắt được những thông tin hữu ích về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như các kiến thức cần thiết cho khởi nghiệp và những điều kiện cần để thực hiên niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Đó chính là hành trang quý giá để mỗi người tự tin nắm bắt cơ hội bước vào đời trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học công nghệ.

 d10

Hình 10: Đại biểu, khách mời chụp hình lưu niệm cùng giảng viên, sinh viên ĐHBK
GS. TS Phan Thị Tươi, thay mặt cho Hội Nữ trí thức Việt Nam (Hội NTTVN) đã phát biểu bế mạc hội thảo.

GS.Phan Thi Tươi nhấn mạnh Hội NTTVN là tổ chức nghề nghiệp của lực lượng trí thức nữ trên toàn quốc, cũng như điểm qua nhưng thành tích mà Chi hội NTT BK đã đat được. GS Phan Thị Tươi nhấn mạnh: “Lực lượng nữ trí thức Bách khoa chỉ chiếm gần 30% lực lượng trí thức của trường, là phái yếu, nhưng thực sự lại là lực lượng mạnh. Vì nữ trí thức Bách khoa đã đóng góp trí tuệ trong đào taọ và nghiên cứu khoa học . Các cô đã đạt nhiều thành tích về nghiên cứu khoa học và được nhiều giải thưởng khoa học quốc gia và quốc tế . Hội thảo này Chi hội tổ chức nhân dịp 60 năm thành lập trường. Chi hôị mong muốn cung cấp thông tin khoa học cho các thầy cô và sinh viên , đó cũng chính là mục tiêu hoạt đông của Chi hội . Chi hội NTT BK luôn đồng hành cùng sự phát trển của Nhà trường trong suốt 60 năm hình thành và phát triển trường Đại học Bách khoa”.

 

 

 

Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.