GIỚI THIỆU
HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM
Giới thiệu Hội nữ Trí thức Việt Nam
Cập nhật: 30/11/2012
Hội Nữ trí thức Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 176/QĐ-BNV ngày 25/2/2011 của Bộ Nội vụ. Ngày 8/3, Hội chính thức ra mắt và tiến hành Đại hội lần thứ nhất tại Hà Nội. Ban chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016 có 35 thành viên, GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu là Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là Chủ tịch danh dự Hội Nữ TTVN.
Hội Nữ trí thức Việt Nam là tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Nữ TTVN có mục đích tập hợp đoàn kết,phát huy tài năng, trí tuệ của nữ trí thức vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Hội NTTVN ra đời được coi như mái nhà chung của nữ trí thức Việt Nam, tạo môi trường cho nữ trí thức phát huy sức sáng tạo và trí tuệ của mình nhằm cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của xã hội. Với tôn chỉ, mục đích và phương hướng hoạt động đã được xác định, Hội sẽ góp phần nâng cao vị thế của nữ trí thức Việt Nam lên tầm cao mới, trong xu thế đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011-2016, Hội NTTVN đề ra 3 mục tiêu và 7 nhiệm vụ.
03 mục tiêu :
Một là, tập hợp lực lượng nữ trí thức, kết nối nữ trí thức trong và ngoài nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực nữ nhằm nghiên cứu đề xuất, tham gia phản biện, xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan tới phụ nữ nói chung, nữ trí thức nói riêng.
Hai là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để tăng tỷ lệ nữ trí thức trong các lĩnh vực, ngành nghề có hàm lượng tri thức cao và vào các cấp ra quyết định của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Ba là, tăng cường các hoạt động vận động nữ trí thức. Xây dựng Hội ngày càng vững mạnh với lực lượng hội viên đảm bảo số lượng và chất lượng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội, đảm bảo nội dung hoạt động ngày càng đổi mới, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ.
7 nhiệm vụ:
1) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội vững mạnh
2) Thực hiện công tác vận động nữ trí thức
3) Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội
4) Bốn là, Phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển các tài năng nữ, có triển vọng và tôn vinh các nữ trí thức tài năng Việt Nam
5) Bảo vệ các quyền hợp pháp về nghề nghiệp và hoạt động sáng tạo của hội viên khi tham gia hoạt động Hội
6) Thực hiện vai trò là thành viên của Hội LHPN Việt Nam
7)Tăng cường hợp tác với các Hội tương ứng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức Hội:
Ban thường vụ gồm 9 người:
- GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội hóa sinh VN; Ủy viên Đòan chủ tịch Ủy ban TƯMTTQVN; Phó chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn Ủy ban TƯMTTQVN
- GS.TS Phan Thị Kim - Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam
UV Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKTVN nhiệm kỳ 2010 – 2015, Chủ tịch Hội ATVS Thực phẩm VN
- PGS.TS Nguyễn Thị Hòe - Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sơn Kova
- PGS.TS Phan Thị Tươi - UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam - Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TPHCM.
- PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu lúa, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
- KS Nguyễn Thị Anh Nhân – UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam - Nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty bia Halida
- TS Nguyễn Thu Hà – UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN
- Ths. Nguyễn Ngọc Lý - UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam; Giám đốc trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng - Bộ KHCN
- Ths. Phạm Hạnh Sâm - UV thường vụ Hội Nữ trí thức Việt Nam; Nguyên phó ban tuyên giáo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Các ban chuyên môn gồm:
- Ban Khoa học Công nghệ và Kinh tế tài chính
- Ban Đào tạo và Nâng cao năng lực
- Ban Thông tin – Tuyên truyền
- Ban Văn hóa – Nghệ thuật
- Ban Các Vấn đề xã hội
Các chi hội gồm 08 chi hội
- Chi hội NTT Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
- Chi hội NTT Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
- Chi hội NTT Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chi hội NTT Khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Chi hội NTT Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chi hội NTT Liên ngành Hà Nội
- Chi hội NTT Trường Đại học Thương Mại Hà Nội
- Chi hội NTT Khối các Viện NCKH Nông nghiệp
Kết cấu về trình độ
Tổng số Hội viên: 1000 người, trong đó
STT |
Trình độ |
Tỷ lệ (%) |
1 |
GS.TS |
1,6 |
2 |
PGS.TS |
8,8 |
3 |
TS |
23,0 |
4 |
ThS |
34,0 |
5 |
Đại học |
32,6 |
Kết cấu về ngành nghề
STT |
Ngành nghề |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Khối GD-ĐT (ngành KHCB) |
18,3 |
2 |
Khối GD-ĐT (ngành KHCN) |
14,4 |
3 |
Khối Luật và Pháp luật |
6,3 |
4 |
Khối dinh dưỡng và An toàn thực phẩm |
4,8 |
5 |
Khối Y Dược |
7,0 |
6 |
Khối Thương Mại |
27,0 |
7 |
Khối Nông Nghiệp |
19,1 |
8 |
Khối công ty |
2,1 |
9 |
Khối Báo chí, truyền hình, thông tin, văn hóa nghệ thuật, sân khấu điện ảnh |
1,0 |
- Tổ chức cuộc giao lưu trực tiếp “Nữ trí thức trẻ với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và GS.TS Phạm Vũ Luận, UVBCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ths. Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVBCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội”. Cuộc giao lưu được tổ chức vào ngày 18/10/2011, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2011) và kỷ niệm 01 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Chương trình được đưa tin trên Đài truyền hình Việt Nam VTV và các báo đài trên cả nước.
- Tổ chức Giao lưu trực tuyến và truyền hình trực tiếp “Nữ trí thức Việt
- Tổ chức Hội thảo “Xây dưng kế hoạch chiến lược đào tạo nâng cao năng lực cho nữ trí thức giai đoạn 2012-2016” với sự tham gia của đông đảo các chị em Nữ trí thức.
- Hội Nữ trí thức Việt Nam đã phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo “Phụ nữ với an toàn thực phẩm trong gia đình và cộng đồng” để kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2011). Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Danh dự Hội NTTVN đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Sự kiện được đưa tin trên các Đài truyền hình: VTV, VTC, Hà nội và các báo, tạp chí trên toàn quốc.
- Nghiên cứu khoa học với đề tài nhánh “Nghiên cứu và đề xuất tuổi nghỉ hưu của nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức trình độ cao”, phối hợp cùng Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương trong mảng đề tài lớn“Nghiên cứu căn cứ đề xuất tuổi nghỉ hưu của nữ trí thức” theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Hội đồng Khoa học TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Hội đã nghiên cứu, sưu tầm những tài liệu mới về cây trồng biến đổi gen và đã đọc tham luận “ Chọn lựa cách tiếp cận hợp lý cho cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” tại hội nghị về “ Phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” được tổ chức vào ngày 05/10/2011 tại Hà Nội (do Quỹ hòa bình và phát triển phối hợp với Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức). Bài tham luận của Hội đã nêu đầy đủ cơ sở khoa học của việc nghiên cứu, chọn tạo và sử dụng cây trồng biến đổi gen trên thế giới và trong nước đồng thời đề xuất phương pháp tiếp cận phù hợp cho Việt Nam. Bài phát biểu này được giới khoa học, sinh học, y học và nông nghiệp quan tâm, nhiều người đồng tình.
Phươnghướng hoạt động Hội nữ Trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016
Mục tiêu :
Mục tiêu tổng quát
Tập hợp, đoàn kết nữ trí thức trong cả nước nhằm phát huy tiềm năng, vai trò, trách nhiệm của nữ trí thức, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức củoa đất nước. Hội trở thành lực lượng nòng cốt của Hội LHPN Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức.
Mục tiêu cụ thể
- Thông qua hoạt động của Hội, tập hợp lực lượng nữ trí thức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, kết nối nữ trí thức trong và ngoài nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực nữ nhằm nghiên cứu đề xuất, tham gia phản biện, xây dựng chủ trương, chính sách của Nhà nước trong các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề thực hiện bình đẳng giới.
- Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, Hội thảo và các hình thức hoạt động khoa học khác, Hội nghiên cứu đề xuất các giải pháp để tăng thêm tỉ lệ nữ trí thức trong các lĩnh vực, ngành nghề có hàm lượng tri thức cao và tăng tỷ lệ nữ trí thức tham gia vào các cấp ra quyết định của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Tăng cường các hoạt động liên quan đến việc vận động nữ trí thức
- Xây dựng Hội ngày càng vững mạnh với lực lượng hội viên đảm bảo số lượng và chất lượng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội, đảm bảo với nội dunghoạt động ngày càng đổi mới, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ.
Nhiệm vụ và giải pháp
1. Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội vững mạnh
1.1. Hình thành bộ máy tổ chức của Hội theo phương thức gọn nhẹ, cơ chế phối hợp linh hoạt, hiệu quả. Từng bước hoàn thiện, điều chỉnh bộ máy tổ chức của Hội tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của Hội
- Trụ sở văn phòng Hội tại cơ quan TW Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam với trang thiết bị văn phòng đáp ứng nhu cầu hoạt động hiệu quả.
- Hình thành bộ máy hoạt động của Hội, trước mắt gồm 5 Ban:
Văn phòng : Tổ chức, hành chính, đối ngoại, vận động tài trợ...
Ban Khoa học Công nghệ
Ban Kinh tế Tài chính
Ban Thông tin Tuyên truyền
Ban Kiểm tra.
- Các chức danh chủ chốt của Hội gồm : 01 Chủ tịch ; 04 Phó Chủ tịch và Tổng thư ký để điều hành và tổ chức các hoạt động của Hội. Lựa chọn, phân công nhiệm vụ lãnh đạo Hội, lãnh đạo các ban chuyên môn trên cơ sở nhiệt tình, năng lực chuyên môn, uy tín, đoàn kết rộng rãi, tập hợp đông đảo hội viên tham gia hoạt động Hội. Ban chấp hành gồm 39 chị, Ban Thường vụ gồm 9 chị phù hợp với số lượng hội viên của Hội, đảm bảo cân đối với số lượng ủy viên BCH, BTV thuộc các ngành, lĩnh vực hoạt động, vùng, miền…
- Tuyên truyền, quảng bá về tổ chức Hội thông qua các kênh tuyên truyền: Phương tiện thông tin đại chúng, Tài liệu tuyên truyền (tờ rơi giới thiệu về Hội bằng tiếng Anh, tiếng Việt). Ra Tạp chí/Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Hội. Thiết kếlogo tạo hình ảnh riêng đưa vào các ấn phẩm tuyên truyền của Hội.
1.2. Tập hợp, liên kết các nữ trí thức hoạt động trong các lĩnh vực
- Động viên, khuyến khích nữ trí thức hợp tác, giúp nhau trong học tập, lao động nhằm nâng cao trình độ tri thức và vận dụng có hiệu quả các kiến thức, hiểu biết vào hoạt động nghề nghiệp.
- Phổ biến rộng rãi và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực đào tạo nghiên cứu khoa học, quản lý, kinh doanh, sản xuất và dịch vụ.
- Xác định tiêu chí kết nạp hội viên để đảm bảo thành viên của Hội là những nữ trí thức thực sự tâm huyết, có uy tín, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia hoạt động của Hội.
- Từng bước mở rộng hình thức và đa dạng hoá nội dung hoạt động.
2. Thực hiện công tác vận động nữ trí thức
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới đội ngũ nữ trí thức về đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chính sách có liên quan đến trí thức nói riêng và phụ nữ nói chung.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nữ trí thức đối với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức.
- Phát hiện, giới thiệu với Đảng, Nhà nước những nữ trí thức tiêu biểu, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt vào những vị trí thích hợp.
- Chủ động xây dựng một số công trình nghiên cứu khoa học, đề án hợp tác trên cơ sở nhu cầu của hội viên, sự phát triển của tổ chức Hội, đề xuất với Nhà nước và với các đối tác.
3. Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội
3.1. Đề xuất những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ nữ trí thức đối với các cơ quan nhà nước.
- Tham gia góp ý, phản biện nhằm bổ sung, sửa đổi hoàn thiện những chính sách pháp luật; tham mưuban hành những chủ trương, chính sách đặc thù để động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức phát huy tiềm năng, đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.
- Tham mưu cho Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nữ trí thức cả về số lượng và chất lượng, trong đó đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đảm bảo tăng tỷ lệ nữ trí thức có trình độ cao; Đảm bảo sớm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho nữ trí thức trẻ được đào tạo đặc biệt ở trình độ sau đại học; tiếp tục đào tạo lại, bồi dưỡng và cập nhật kỹ năng và kiến thức cho những nữ trí thức đã có bằng cấp, học hàm, học vị đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
- Tập hợp ý kiến nữ trí thức, có ý kiến đóng góp kiến nghị với Đảng và Nhà nước, có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỉ lệ phụ nữ chủ trì các đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Có tỉ lệ thích hợp ở các cơ quan tư vấn cấp cao.
3.2. Đánh giá, tổng kết các chính sách, luật pháp, điều khoản, các chương trình hỗ trợ nữ trí thức của Nhà nước để làm cơ sở đề xuất các chính sách tiếp theo
- Tổ chức Hội thảo, Hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả của các chính sách, luật pháp hiện hành và đề xuất những chính sách mới.
4. Phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển các tài năng nữ, có triển vọng và tôn vinh các nữ trí thức tài năng Việt Nam
4.1 Phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển các tài năng nữ, có triển vọng
- Tập hợp hội viên theo các nhóm ngành khác nhau hoặc trong cùng một đơn vị, tổ chức, địa phương nhằm phát hiện những nữ trí thức tài năng đang có triển vọng hoặc những người đang cần sự hỗ trợ.
- Tìm nguồn hỗ trợ thích hợp về chuyên môn, kinh phí
- Đối tượng hỗ trợ: Các nữ nghiên cứu sinh, phụ nữ trẻ say sưa đam mê khoa học có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhiều triển vọng trong các lĩnh vực, các nữ nghiên cứu sinh đang chủ trì hoặc đang tích cực thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao.
- Xây dựng và triển khai các mô hình hỗ trợ:
+ Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
+ Tặng bằng khen, Tặng học bổng cho Nữ nghiên cứu sinh nghèo vượt khó
+ Xây dựng Quỹ khuyến học Hỗ trợ cho nữ sinh tài năng thủ khoa đầu ra
- Tổ chức các diễn đàn, Hội thảo, các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp về các nội dung: Kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học; tổ chức tốt cuộc sống gia đình; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong nghiên cứu khoa học và triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế v…v.
4.2 Tôn vinh các nữ trí thức tài năng...
- Định kỳ tổ chức các hoạt động tôn vinh những cá nhân, tập thể nữ trí thức có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hiệu quả để giải quyết về hoạt động khoa học công nghệ, các vấn đề xã hội hiện nay.
-Xét tặng Giải thưởng định kỳ cho các công trình nghiên cứu và sáng tạo xuất sắc, có giá trị ứng dụng và hiệu quả xã hội cao của nữ trí thức hoặc do nữ trí thức chủ trì.
5. Bảo vệ các quyền hợp pháp về nghề nghiệp và hoạt động sáng tạo của hội viên khi tham gia hoạt động Hội
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho nữ trí thức về các chính sách, pháp luật liên quan, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Khoa học và công nghệ.
- Liên kết với các văn phòng luật sư, văn phòng pháp lý, các trung tâm tư vấn, các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức các hoạt động như: Tư vấn về việc đăng kí bản quyền sở hữu.
- Liên kết, hợp tác giữa các nữ trí thức ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học với các doanh nghiệp. Nhằm: hỗ trợ cho nữ trí thức tổ chức triển khai ứng dụng, Kết quả nghiên cứu vào đời sống, xây dựng thương hiệu sản phẩm từ đề tài nghiên cứu của nữ trí thức.
- Thực hiện chức năng đại diện cho cộng đồng nữ trí thức trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại, góp phần bảo vệ quyền hợp pháp của nữ trí thức thông qua một số hoạt động chủ yếu: Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ nữ trí thức với Đảng, Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam.
6. Thực hiện vai trò là thành viên của Hội LHPN Việt Nam
- Tuyên truyền, vận động nữ trí thức tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam.
- Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Hội LHPN Việt Nam triển khai các hoạt động liên quan nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại đoàn kết các tầng lớp phụ nữ.
- Vận động nữ trí thức tham gia các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm đối tượng phụ nữ thuộc các tầng lớp trong xã hội về cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ, đặc biệt là quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển sản xuất cho phụ nữ nông thôn.
7. Tăng cường hợp tác với các Hội tương ứng quốc tế theo quy định của pháp luật
Xây dựng quan hệ hợp tác với các Hội tương ứng của các quốc gia, tổ chức nước ngoài nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động của Hội để thực hiện các nhiệm vụ của Hội. Một số hình thức như: Xây dựng Dự án, Đề án, Đề tài về các lĩnh vực: Nâng cao năng lực của tổ chức Hội, về Hỗ trợ triển khai mô hình điểm ứng dụng một số đề tài của nữ trí thức, về Công tác Tuyên truyền, quảng bá...
- Liên hệ và vận động nữ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác với nữ trí thức trong nước để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu và ứng dụng các đề tài và hỗ trợ về điều kiện, kỹ thuật, tài chính để ứng dụng các đề tài vào đời sống.
Địa chỉ: 39 Hàng chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 04 39 728 747
E-mail: hoinutrithucvietnam@gmail.com
Website : hoinutrithucvietnam.org.vn
Điện thoại di động : 0903 250 018 / 0919 903 104
Tài khoản: 1483201007097 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Thủ Đô – Hà Nội
HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM
Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022
Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực
Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.