hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Hội Nữ trí thức Việt-Nhật mong muốn kết nối với đội ngũ trí thức trong nước để góp phần vào quá trình đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

22-08-2024
Chiều ngày 21/8, Hội Nữ Trí thức Việt-Nhật đã đến thăm và làm việc với Hội Nữ trí thức Việt Nam.

Về Việt Nam dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Bộ Ngoại Giao phối hợp với các ban, ngành tổ chức, đoàn đại biểu Hội Nữ trí thức Việt -Nhật gồm 5 thành viên đã kết nối làm việc với Hội Nữ trí thức Việt Nam.


GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam (giữa); bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Phụ trách đối ngoại, Hội Nữ thức Việt Nam (trái); bà Nguyễn Huỳnh Phương Uyên, Chánh Văn Phòng, Ban Truyền thông, Hội Nữ trí thức Việt-Nhật
GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam (giữa); bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Phụ trách đối ngoại, Hội Nữ thức Việt Nam (trái); bà Nguyễn Huỳnh Phương Uyên, Chánh Văn Phòng, Ban Truyền thông, Hội Nữ trí thức Việt-Nhật


Tại buổi làm việc, GS. TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam và các Phó Chủ tịch: TS. Phạm Thị Mỵ; bà Nguyễn Thị Hồi đã giới thiệu về Hội Nữ trí thức Việt Nam, những hoạt động nổi bật và thành tựu mà Hội đạt được trong 15 năm qua; kế hoạch tổ chức Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ châu Á-Thái Bình Dương năm 2024  ( Hội nghị INWES - APNN 2024).

Là tổ chức non trẻ, mới được thành lập, các thành viên Hội Nữ trí thức Việt-Nhật bày tỏ sự ngưỡng mộ khi Hội Nữ trí thức Việt Nam quy tụ 24 giáo sư, 224 Phó giáo sư; hơn 700 tiến sĩ; hơn 900 thạc sĩ, 2 anh hùng lao động, nhiều nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú…; là thành viên của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ Châu Á-Thái Bình Dương.


Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật (giữa); bà Nguyễn Ngọc, Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật (trái); TS Phạm Thị Mỵ, Phó chủ tịch thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam
Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật (giữa); bà Nguyễn Ngọc, Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật (trái); TS Phạm Thị Mỵ, Phó chủ tịch thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam


Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Nữ trí thức Việt Nam để nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Bà Huệ cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh Nhật Bản, đến cuối tháng 12/2023, tổng số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản ước tính trên 520.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản, sau Trung Quốc. Đáng chú ý, trong thời gian đây, số lượng trí thức Việt Nam ở Nhật Bản đã tăng mạnh, trong đó có nhiều nhà khoa học và chuyên gia đang học tập và làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty hàng đầu của Nhật Bản cũng như các doanh nhân khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, có không ít các nhà khoa học và chuyên gia người Việt là nữ, hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty hàng đầu hay khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực như y tế, dịch vụ, công nghệ, có uy tín tại nước sở tại và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Việc tập hợp và phát huy trí tuệ của lực lượng nữ trí thức người Việt là một nhiệm vụ quan trọng, giúp nâng tầm vị thế cộng đồng trí thức người Việt, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.


Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật tặng quà lưu niệm cho Hội Nữ trí thức Việt Nam
Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật tặng quà lưu niệm cho Hội Nữ trí thức Việt Nam
 

Hội Nữ trí thức Việt-Nhật (tên tiếng Anh: Vietnam Japan Intellectual Women’s Union, viết tắt là VJIWU), được thành lập ngày 9/6/2024 theo quyết định số 01-2024/QĐ-TL của Hội VJIWU. Hội VJIWU là tổ chức xã hội, tự nguyện thành lập, nhằm tập hợp lực lượng nữ trí thức người Việt hiện sống tại Nhật bản, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hội đóng vai trò kết nối các cá nhân và nhóm trí thức nữ người Việt, tạo thành sức mạnh tập thể cùng chia sẻ trí thức, kinh nghiệm và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ, cùng giúp đỡ nhau trong công việc và hoạt động xã hội. Ngoài ra, Hội cũng đóng vai trò cầu nối tạo ra những cơ hội hợp tác quốc tế giữa nhóm trí thức nữ người Việt và mạng lưới trí thức tại Nhật Bản và thế giới, góp phần phát huy tài năng và trí tuệ của nữ trí thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng tầm vị thế của cộng đồng trí thức người Việt tại Nhật bản, đóng góp vào sự phát triển chung của phụ nữ và bình đẳng giới.

Về phương hướng hoạt động trong thời gian tới, Hội Nữ trí thức Việt - Nhật  sẽ tạo ra kênh thông tin chung để kết nối cộng đồng nữ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, tổ chức các webminar chia sẻ thông tin về chăm sóc sức khỏe và quản lý tài chính, dạy tiếng Việt cho trẻ em người Việt, hoạt động mentor-mentee cho các sinh viên ở Việt Nam muốn định hướng sang Nhật Bản học và làm việc. Bên cạnh đó, Hội sẽ kết nối với các tổ chức hiệp hội trong nước và Nhật bản, hướng đến tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên của Hội Nữ trí thức Việt-Nhật, nhằm tăng cường trao đổi khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Nhật bản để góp phần vào quá trình đổi mới sáng tạo ở trong nước.


Các đại biểu dự cuộc họp chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu dự cuộc họp chụp ảnh lưu niệm


Cũng tại buổi làm việc, bà Nguyễn Ngọc (Keiko Maeoka), Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Tài chính-Kế toán, Hội Nữ trí thức Việt-Nhật chia sẻ mong muốn kết nối với các nhà khoa học nữ trong nước để quảng bá sản phẩm đã được thương mại hóa đến người tiêu dùng ở Nhật. Bà Ngọc từng có 13 năm làm việc tại Tòa Thị chính  thành phố Yao tỉnh Osaka; là CEO Công ty cổ phần TMDV. XNK Dosin và CEO Công ty  Nippon Medicare. Hoạt động trong lĩnh  vực kinh doanh trong đó có lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe, bà Ngọc cảm thấy tiếc nuối khi biết các nhà khoa học nữ trong nước có những nghiên cứu giá trị liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhưng nhiều kết quả nghiên cứu vì các lý do khách nhau, trong đó chủ yếu do thiếu kinh phí, thiếu một “bà đỡ” tiềm năng nên chưa được thương mại hóa.

Từ những chia sẻ của bà Nguyễn Ngọc, Hội Nữ trí thức Việt Nam mong muốn sẽ có sự kết nối chặt chẽ giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt - Nhật để hỗ trợ các nhà khoa học nữ quảng bá sản phẩm ra nước ngoài.

Về điều này, bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt-Nhật cho biết, để tăng cường kết nối lực lượng nữ trí thức Việt tại nước ngoài với sự phát triển bền vững của đất nước, cần có những giải pháp như khuyến khích lực lượng nữ trí thức tại nước ngoài tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ trong nước, dự án chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực trong nước. Tăng cường kết nối giữa Hội VJIWU với các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế như Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Liên hiệpPphụ nữ Việt Nam, Hội Nữ trí thức Việt Nam. Tạo cơ sở dữ liệu về các chuyên gia, nhà nghiên cứu nữ tại nước ngoài để mở rộng mạng lưới, huy động tốt nguồn lực.

CTH

In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.