Hội thảo với chủ đề "Cơ hội và thách thức phát triển thực phẩm biến đổi gen (GMF)."
(Sáng ngày 26/10/2013, tại Hội trường Học viện Phụ nữ Việt Nam)
Hội thảo do:
1. Hội Khoa học và công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam;
2. Hội Hoá sinh Việt Nam;
3. Hội Nữ tri thức Việt Nam;
4. Hội Giống cây trồng Việt Nam;
5. Hội Chăn nuôi Việt Nam;
6. Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam;
7. Viện di truyền nông nghiệp;
8. Và một số đơn vị khác phối hợp tổ chức.
Chủ trì Hội thảo:
- GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội Hoá sinh Việt Nam.
- GS.TS. Hà Duyên Tư - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam.
Tới dự Hội thảo có:
- GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội Hoá sinh Việt Nam.
- PGS.TS Ngô Tiến Hiển - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam.
- GS.TS. Hà Duyên Tư - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam.
- PGS.TS. Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam.
- PGS.TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam.
- Cùng các đại biểu của đơn vị tham gia tổ chức Hội thảo, các em sinh viên đến từ trường đại học Phương Đông Hà Nội.
Mục tiêu của hội thảo:
Giới thiệu các nghiên cứu khoa học, cung cấp các thông tin,chia sẻ các kinh nghiệm của các Nhà khoa học về thực phẩm biến đổi gen (GMF) trên thế giới và Việt Nam, những cơ hội và thách thức, giúp mọi người có được cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất và sử dụng thực phẩm biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam. Từ đó góp phần định hướng cho người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn về thực phẩm biến đổi gen, cân nhắc lựa chọn việc sử dụng các sản phẩm này.
PGS.TS. Ngô Tiến Hiển - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hội thảo đã nghe và thảo luận 5 báo cáo của các nhà khoa học như sau:
1. “Một số vấn đề cấp bách trong phản biện xã hội về thực phẩm biến đổi gen (GMF)” của PGS.TS Ngô Tiến Hiển.
2.“Cơ hội phát triển và thành tựu nghiên cứu ứng dụng cây trồng GM ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Huy Hàm.
3. “Lựa chọn cách tiếp cận hợp lý cho cây trồng biển đổi gen vào Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm (phát báo cáo) .
4. “ Vai trò cây ngô và đậu tương đối với cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa” của GS.VS. Trần Đình Long.
5. “Nguyên liệu và xu hướng phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi” của PGS.TS Nguyễn Đăng Vang.
Hội thảo còn nghe tham luận, trao đổi ý kiến của Ông Trịnh Ngọc Thái- Phó Chủ tịch Quỹ hoà bình và phát triển Việt Nam; GS.TS Phan Thị Kim- Chủ tịch Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam, Phó chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học Đại học Phương Đông và đại diện cho lớp trẻ là nữ sinh viên Đại học Phương Đông Hà Nội.
GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu chủ tịch HNTTVN phát biểu những vấn đề chính đã nêu trong báo cáo của PGS.TS. Nguyễn thị Trâm (Trưởng Ban KH-CN &KT-TC HNTTVN chuẩn bị báo cáo). Ý kiến của HNTTVN về cây trồng biến đổi gen như sau:
+ Cần có phương pháp tiếp cận hợp lý, thận trọng, thực hiện đúng theo các trình tự đã được quy định của Việt nam.
+ Trong nghiên cứu, cần tiếp cận công nghệ hiện đại về GMO, Nhà nước cần đầu tư cho các nghiên cứu về GMO có định hướng tập trung vào một số đối tượng không phải thực phẩm.
+ Việc triển khai thử nghiệm cần kiểm tra chặt chẽ để bảo đảm theo đúng các quy định, các văn bản có tính pháp lý của VN, không làm ảnh hưởng đến những vùng nuôi trồng các sản phẩm xuất khẩu của nước ta.
+ Cần có cơ chế, tổ chức thế nào để việc đánh giá kết quả thử nghiệm được khách quan, trung thực, phải chăng cần có tính liên ngành
+ Việc triển khai nuôi, trồng các sinh vật biến đổi gen (GMO) chỉ nên tiến hành khi chúng ta đã sản xuất được giống các lọai này để không bị lệ thuộc vào các công ty nước ngòai và các vấn đề phức tạp khác như đã xảy ra ở một số nước. Trong việc triển khai không nên "đi tắt đón đầu", không "theo phong trào" mà cần có phương pháp tiếp cận hợp lý .
Một số ý kiến cho rằng việc ghi nhãn sản phẩm có hay không có thành phần biến đổi gen là phù hợp với luật pháp của Việt Nam, đồng thời cung cấp them thông tin cho người tiêu dùng.
PGS.TS Ngô Tiến Hiển - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam phát biểu bế mạc kết thúc Hội thảo. Ông hy vọng Hội thảo này cung cấp thêm thông tin về thực phẩm biến đổi gen và hy vọng Việt Nam có bước đi thận trọng để vừa phát triển sản xuất lương thực thực phẩm bền vững, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn sinh học, vừa thực hiện được các quy định pháp lý của Việt Nam.
Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:
GS.TS. Hà Duyên Tư - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam điều khiển Hội thảo.
PGS.TS Ngô Tiến Hiển - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trình bày tham luận.
PGS.TS. Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tham luận.
GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hoá sinh Việt Nam phát biểu các ý kiến.
GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam trình bày tham luận.
PGS.TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam trình bày tham luận.
Sinh viên Đại học Phương Đông Hà Nội phát biểu ý kiến.
Thạc sĩ Chu Thị Hảo
HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM
Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022
Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực
Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.