hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững”

18-06-2017

 

 

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững


Đây là đề tài thuộc Chương trình Độc lập Khoa học và công nghệ cấp quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội LHPNVN là đơn vị đặt hàng, đồng thời là cơ quan chủ quản, HNTTVN là cơ quan chủ trì. HNTTVN đã cử PGS,TS Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm có 09 người do: GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Hội đồng Lý luận Trung ương - Chủ tịch Hội đồng; PGS,TS. Trần Đức Cường - Phó Chủ tịch Hội đồng; Hai phản biện là: GS,TS Nguyễn Hữu Minh – Viện Gia đình và Giới; PGS,TS Nguyễn Thị Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN; các ủy viên: PGSTS Mai Quỳnh Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, PGS,TS Lưu Song Hà, Học viện Phụ nữ Trung ương,  TS Lê Yên Dung, Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS,TS Phạm Bích San, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật.

Tham dự buổi nghiệm thu đề tài còn có đại diện lãnh đạo các Vụ  của  Bộ Khoa học và Công nghệ,  đại diện cơ quan chủ trì đề tài (Chủ tịch HNTTVN) và các thành viên đề tài.

Tại buổi nghiệm thu Đề tài, thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, PGS,TS Đỗ Thị Thạch, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình, kết quả nghiên cứu và những điểm mới,  những  đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài; đồng thời bày tỏ mong muốn trên tinh thần khoa học, dân chủ cởi mở và thẳng thắn, Hội đồng nghiệm thu và các nhà khoa học sẽ có những góp ý, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về mặt học thuật để Ban chủ nhiệm có cơ sở hoàn thiện đề tài " Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững” đạt chất lượng như yêu cầu đặt ra.

Theo báo cáo của Chủ nhiệm:  Đề tài đã có  cách tiếp cận hệ thống, liên ngành, toàn diện và phương pháp nghiên cứu xã hội học phù hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận về vai trò, vị thế của nữ trí thức trong phát triển bền vững; Phân tích làm rõ thực trạng vai trò, vị thế và những yếu tố tác động tới việc phát huy vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững hiện nay và đề xuất các quan điểm, định hướng chính sách và giải pháp góp phần phát huy vai trò, vị thế của đội ngũ nữ trí thức cho phát triển bền vững.

Kết quả khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm về phát huy vai trò nữ trí thức tại Thụy Điển cũng như kết quả khảo sát xã hội học tại 7 tỉnh thành của cả nước là những gợi mở thiết thực, bổ ích, có tính cập nhật cao và dựa trên bằng chứng để từ đó có thêm căn cứ hoàn thiện khung lý thuyết khi tiếp cận nghiên cứu chủ đề Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững.

Các sản phẩm của đề tài đã được công bố khá công phu, số mẫu điều tra lớn, có giá trị khoa học.  Các sản phẩm này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề có liên quan và thực tế đã được ứng dụng trong thực tiễn đào tạo các hệ lớp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị và một số trường Đại học trong cả nước có liên quan đến chủ đề này.

Đề tài đã đưa ra 4 quan điểm và 4 nhóm giải pháp  về phát huy Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững. Đây là những nội dung có giá trị khoa học mới. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chắt lọc kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền nhằm chuyển giao góp phần xây dựng đội ngũ nữ trí thức Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Các thành viên hội đồng nhận xét,  góp ý cho đề tài

Các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu cùng các nhà khoa học tham dự đánh giá đề tài" Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững” có nhiều điểm mới về lý luận, được thực hiện công phu, nghiêm túc, đáp ứng tốt những yêu cầu đề ra trong hợp đồng và đặc biệt có một số sản phẩm vượt trội so với Hợp đồng (Hướng dẫn sau đại học, số lượng  các bài báo khoa học).

Các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đã đóng góp nhiều ý kiến  thẳng thắn, thiện chí, với tinh thần xây dựng .

Kết quả: Hội đồng đã nhất trí đánh giá đề tài nghiên cứu khoa “Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững" ở mức “Đạt” .  

Đề nghị chủ nhiệm đề tài  còn cần chỉnh sửa, bổ sung nhiều chỗ theo các ý kiến đóng góp của Hội đồng để hoàn thiện hơn trước khi nộp bản chính thức cho Bộ KH&CN.

Chủ nhiệm đề tài đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Hội đồng.

Chủ tịch Hội NTTVN,  chân thành cảm ơn Hội đồng đã có thiện chí giúp đỡ Hội NTTVN và mong các vị sẽ luôn tích cực ủng hộ và tiếp tục hợp tác với Hội NTTVN.

Nhân dịp này, Chủ tịch Hội NTTVN cũng cảm ơn Bộ KH&CN đã luôn quan tâm giúp đỡ, ủng hộ Hội NTTVN.

bg1

bg2

                                                            PGS.TS Đặng Thị Ánh Tuyết

                                                                        Thư ký Đề tài

                                                                 Ủy viên BCH HNTTVN

In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.