hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào

01-01-1970

 

 

Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào? 

(VTC News)- Chương trình truyền hình “Phụ nữ với sở hữu trí tuệ và nghiên cứu khoa học” sẽ giúp phụ nữ học được cách bảo vệ sở hữu trí tuệ của mình.

Hội nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan và Công ty CP truyền thông, giáo dục và công nghệ MEDUTEC tổ chức tọa đàm “Phụ nữ với sở hữu trí tuệ và nghiên cứu khoa học”. 
Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào?
Họp báo giới thiệu về chương trình
 
Chương trình là một chuỗi các tọa đàm gồm 12 số/năm, được phát sóng định kỳ vào 10h sáng thứ 7 của tuần thứ 4 hàng tháng trên kênh VTC1- Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của Nữ trí thức cho kinh tế xã hội, tạo ra một diễn đàn hấp dẫn và bổ ích, kết nối các ý tưởng và nguồn lực của giới nữ trí thức. 

Bên cạnh đó, những thành công từ chương trình sẽ giúp xã hội đánh giá đúng khả năng của người phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng giới,
Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào?
Nhiều nhà khoa học nữ chia sẻ về tính thiết thực của chương trình 

Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào?
 
Mục tiêu của chuỗi tọa đàm này nhằm tạo ra một diễn đàn chung để tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi cho các kết quả nghiên cứu của Nữ trí thức khoa học, thúc đẩy việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu này trên thị trường, tạo ra giá trị đích thực cho xã hội.

Chương trình tạo ra một diễn đàn chung để kết nối các ý tưởng và nguồn lực của giới nữ trí thức (Nhà khoa học nữ, Nữ trí thức thành đạt, Nữ doanh nhân..), giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm được các ý tưởng sáng chế hữu ích. 

Mỗi số sẽ có chủ đề khác nhau (Nông nghiệp, công nghiệp, y dược…) xoay quanh việc tìm hiểu về Sở hữu trí tuệ và trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của Nhà khoa học nữ với các giới khác có quan tâm: Nữ doanh nhân thành đạt, Nữ trí thức thành đạt/nhà quản lý.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam khẳng định: “Chuỗi tọa đàm truyền hình này sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát huy trí tuệ của nữ trí thức, góp phần kết nối Nữ trí thức và Doanh nhân, tạo cơ hội để hỗ trợ Nữ trí thức đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế”.
Phụ nữ bảo vệ chất xám như thế nào?
Những chương trình đầu tiên đã được khởi quay
 
Cũng trong khuôn khổ chương trình đầu tiên, kết quả nghiên cứu lai tạo giống lợn Bản và lợn Rừng của PGS. TS. Lê Thị Thúy, Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quan hệ quốc tế, viện Chăn nuôi đã được giới thiệu và nhận được sự cổ vũ, ủng hộ của các đại biểu. 

Được biết, giống lợn này hiện đang được nuôi với quy mô lớn trong trang trại của bà Đỗ Thị Nhị, giám đốc doanh nghiệp Thuận Hải, tỉnh Sơn La. Đây là giống lợn có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, tận dụng được sản phẩm nông nghiệp, có sức đề kháng cao, có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt chắc, sạch, hương vị đậm đà.. 

Các đại biểu đã cùng tìm hiểu, trao đổi nhằm tìm ra giải pháp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của PGS TS Lê Thị Thúy, triển khai ứng dụng nhân rộng vào cuộc sống, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, vừa đem lại lợi ích xã hội cho người sử dụng thực phẩm.

Chương trình tọa đàm truyền hình dài 40 phút, được chia làm 02 phần:

 Phần 1: Tìm hiểu Sở hữu trí tuệ 

Chương trình sẽ phát một phim tiểu phẩm ngắn có nội dung liên quan đến hoạt động Sở hữu trí tuệ như: Về kiểu dáng công nghiệp, về sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… các khách mời sẽ thảo luận về tình huống đặt ra theo những quan điểm khác nhau. Họ có thể có ý tưởng, kiến nghị nhằm bổ sung và phát huy các điều khoản có lợi cho người áp dụng.

 Phần 2: Kết nối kết quả nghiên cứu

Chương trình sẽ phát một bộ phim phóng sự quay tại hiện trường nơi thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện sản phẩm từ kết quả nghiên cứu; quay chi tiết và nêu rõ tính năng nổi trội của sản phẩm; phỏng vấn nữ khoa học về ý tưởng, nghiên cứu triển khai và nghiệm thu kết quả nghiên cứu (Những khó khăn, trở ngại, và những kiến nghị, đề xuất).

Sau đó, nhà khoa học nữ trình bày rõ nét hơn về đề tài nghiên cứu của mình: Nghiệm thu với kết quả tốt, có khả năng thương mại nhưng chưa đưa được ra thị trường do các mặt hạn chế như: Khả năng tiếp cận các nguồn vốn, quĩ đầu tư... để hoàn thiện và chuyển giao; kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề Sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp; khả năng nghiên cứu thị trường; trình độ quản lý, điều hành kinh doanh; kết nối mạng lưới với doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.

Các khách mời sẽ thảo luận và đưa ra các giải pháp hữu ích để kết quả các đề tài nghiên cứu có thể đi vào cuộc sống.
In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.