Tỷ lệ phụ nữ làm báo ngày càng tăng
Ông Lê Quốc Minh cho biết, trong lĩnh vực báo chí, có những tín hiệu rất vui là tỷ lệ phụ nữ làm báo hiện nay ngày càng đông. Thống kê của Hội nhà báo Việt Nam cho thấy, tỷ lệ phụ nữ là hội viên Hội nhà báo Việt Nam chiếm hơn 40%. "Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ này sẽ tiệm cận đến con số 50% trong một khoảng thời gian rất ngắn tới"- ông Lê Quốc Minh nhận định.
Thực tế, công việc báo chí thì rất vất vả và điều đó cho thấy phụ nữ là những người rất bền bỉ khi tỷ lệ phụ nữ tham gia làm báo đang gia tăng.
Ông Lê Quốc Minh- Ủy viên TƯ Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Hải Hòa
Nhiều người cho rằng, tham gia làm báo, nam giới thuận lợi hơn nữ giới vì dễ dàng đi công tác xa, thức khuya, dậy sớm. Tuy nhiên, phụ nữ lại có những ưu điểm mà nam giới không thể có. Chẳng hạn, phụ nữ thực hiện phỏng vấn thì hiệu quả hơn nam giới rất nhiều. Đó cũng là lý do mà tỷ lệ phụ nữ làm báo ngày càng tăng.
Ở góc độ quản lý cấp trung, một điều đáng mừng là tỷ lệ phụ nữ làm quản lý càng ngày càng tăng. Ở cấp lãnh đạo cao, tỷ lệ lãnh đạo nữ cũng ít. Tuy nhiên, vừa qua, TTXVN đã có nữ là Tổng Giám đốc trong lịch sử 70 năm, tiếp đó là nữ Phó Tổng Giám đốc. Đây là một dấu hiệu rất tích cực. Tuy nhiên ở Hội nhà báo Việt Nam, với hơn 40% hội viên là phụ nữ thì cho đến giờ vẫn chưa có lãnh đạo nào cấp Phó Chủ tịch Hội trở lên là nữ. "Việc này cũng là điều trăn trở của chúng tôi" - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Bình đẳng giới là xu thế tất yếu của báo chí
Xét ở góc độ bình đẳng giới trong báo chí, theo nghiên cứu cho thấy, nếu có nhiều phụ nữ tham gia làm báo thì sẽ mang đến hiệu quả cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới mà giữ các trọng trách cao trong cơ quan báo chí thì hàm lượng tin tức về chiến sự, tội phạm… sẽ tăng lên trên các mặt báo. Nhưng nếu phụ nữ mà đứng đầu các cơ quan báo chí hoặc chiếm những vị trí quản lý quan trọng trong cơ quan báo chí, thì nhiều nội dung báo chí mang tính nhân văn, đa dạng hơn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta có quá nhiều thông tin tiêu cực trong xã hội.
"Việc tăng cường nội dung mang tính tích cực trên báo chí là điều vô cùng cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của báo chí thế giới, kể cả phương Tây, châu Á, châu Phi. Vì vậy, việc đấu tranh bình đẳng giới, tăng cường công tác cán bộ nữ trong các cơ quan báo chí và hướng tới những nội dung báo chí tích cực… thì không chỉ ở Việt Nam mà là xu thế chung của báo chí thế giới"- ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, việc đấu tranh để đạt được bình đẳng giới trong các tòa soạn từ việc bình đẳng nam nữ... là điều cần thiết.
Đó là thông tin được ông Lê Quốc Minh – Uỷ viên TƯ Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra tại Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức chiều 14/12 tại Hà Nội.
Tỷ lệ phụ nữ làm báo ngày càng tăng
Ông Lê Quốc Minh cho biết, trong lĩnh vực báo chí, có những tín hiệu rất vui là tỷ lệ phụ nữ làm báo hiện nay ngày càng đông. Thống kê của Hội nhà báo Việt Nam cho thấy, tỷ lệ phụ nữ là hội viên Hội nhà báo Việt Nam chiếm hơn 40%. "Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ này sẽ tiệm cận đến con số 50% trong một khoảng thời gian rất ngắn tới"- ông Lê Quốc Minh nhận định.
Thực tế, công việc báo chí thì rất vất vả và điều đó cho thấy phụ nữ là những người rất bền bỉ khi tỷ lệ phụ nữ tham gia làm báo đang gia tăng.
Nhiều người cho rằng, tham gia làm báo, nam giới thuận lợi hơn nữ giới vì dễ dàng đi công tác xa, thức khuya, dậy sớm. Tuy nhiên, phụ nữ lại có những ưu điểm mà nam giới không thể có. Chẳng hạn, phụ nữ thực hiện phỏng vấn thì hiệu quả hơn nam giới rất nhiều. Đó cũng là lý do mà tỷ lệ phụ nữ làm báo ngày càng tăng.
Ở góc độ quản lý cấp trung, một điều đáng mừng là tỷ lệ phụ nữ làm quản lý càng ngày càng tăng. Ở cấp lãnh đạo cao, tỷ lệ lãnh đạo nữ cũng ít. Tuy nhiên, vừa qua, TTXVN đã có nữ là Tổng Giám đốc trong lịch sử 70 năm, tiếp đó là nữ Phó Tổng Giám đốc. Đây là một dấu hiệu rất tích cực. Tuy nhiên ở Hội nhà báo Việt Nam, với hơn 40% hội viên là phụ nữ thì cho đến giờ vẫn chưa có lãnh đạo nào cấp Phó Chủ tịch Hội trở lên là nữ. "Việc này cũng là điều trăn trở của chúng tôi" - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Bình đẳng giới là xu thế tất yếu của báo chí
Xét ở góc độ bình đẳng giới trong báo chí, theo nghiên cứu cho thấy, nếu có nhiều phụ nữ tham gia làm báo thì sẽ mang đến hiệu quả cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới mà giữ các trọng trách cao trong cơ quan báo chí thì hàm lượng tin tức về chiến sự, tội phạm… sẽ tăng lên trên các mặt báo. Nhưng nếu phụ nữ mà đứng đầu các cơ quan báo chí hoặc chiếm những vị trí quản lý quan trọng trong cơ quan báo chí, thì nhiều nội dung báo chí mang tính nhân văn, đa dạng hơn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta có quá nhiều thông tin tiêu cực trong xã hội.
"Việc tăng cường nội dung mang tính tích cực trên báo chí là điều vô cùng cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của báo chí thế giới, kể cả phương Tây, châu Á, châu Phi. Vì vậy, việc đấu tranh bình đẳng giới, tăng cường công tác cán bộ nữ trong các cơ quan báo chí và hướng tới những nội dung báo chí tích cực… thì không chỉ ở Việt Nam mà là xu thế chung của báo chí thế giới"- ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, việc đấu tranh để đạt được bình đẳng giới trong các tòa soạn từ việc bình đẳng nam nữ... là điều cần thiết.
Theo phunuvietnam.vn
HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM
Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022
Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực
Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.