Văn phòng Hội Nữ trí thức Việt Nam
Do tình hình dịch Covid- 9 diễn biến phức tạp, theo qui định của Nhà nước và thành phố Hà Nội các hoạt động tập trung không qúa 20 người. Dừng các hoạt động dịch vụ và các hoạt động không cần thiết, tập trung nguồn lực phòng chống Covid- 19, trong tháng 4 +5 + 6/2021 Hội Nữ trí thức Việt Nam thực hiện làm việc giãn cách và thống nhất tạm lùi tiến độ tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026) từ cuối tháng 6 đến thời gian thích hợp. Tập trung triển khai, thực hiện một số hoạt động trọng tâm như sau:
Ngày 15/4/2021 Hội nghị lần thứ VI, Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa II, nhiệm kỳ (2016- 2021) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 37/66 Ủy viên Ban Chấp hành. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Chủ tịch danh dự Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga. Hội nghị đã bàn và quyết nghị những vấn đề quan trọng liên quan đến việc tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026).
Sau khi thảo luận và tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch danh dự Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga, Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam thống nhất quyết nghị một số vấn đề: (1) Thông qua Báo cáo chính trị; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; Báo cáo công tác kiểm tra; Báo cáo Đề án nhân sự; Báo cáo công tác thông tin truyền thông; Báo cáo công tác chuẩn bị của ban Hậu cần, Lễ tân, khánh tiết. Giao cho Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo chính trị theo ý kiến phát biểu của các đại biểu. Đặc biệt, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch danh dự Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chú trọng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số và cuộc cách mạng 4.0. Nhấn mạnh nội dung ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam và Hội Nữ trí trí thức Việt Nam trình Chủ tịch Hội phê duyệt (2) Chốt số lượng BCH khóa III là 67 người, Ban Thường vụ 19 người, Phó Chủ tịch 08 người (3) Hội nghị thống nhất cao: Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam không kiêm nhiệm Trưởng các Ban chuyên môn, Chi Hội trưởng và Trưởng các Đơn vị trực thuộc (4) Nhất trí kế hoạch truyền thông về Đại hội của Ban Thông tin, truyền thông. Giao Ban Thông tin, truyền thông tiếp thu hoàn thiện kỷ yếu và Clip trình Thường trực duyệt (5) Hoàn thiện danh sách khách mời, in ấn phù hiệu, tài liệu Đại hội. Tổng hợp danh sách ủng hộ Đại hội gửi Ủy viên BCH, các Hội thành viên, Chi hội. Tiếp tục vận động tạo nguồn phục vụ tốt cho Đại hội.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (thứ 5 từ trái sang) tham dự và chụp ảnh lưu niệm
với các đại biểu tham dự Hội nghị BCH kỳ họp thứ VI.
Thường trực làm việc với Tạp chí Phụ nữ mới (tại cuộc họp ngày 11/6): Qua nghe Tổng biên tập Tạp chí PNM Phạm Thanh Hà báo cáo kết quả hoạt động và những khó khăn, hạn chế của Tạp chí, Thường trực đánh giá Tạp chí đã có nhiều cố gắng trong điều kiện bước đầu còn nhiều khó khăn để duy trì, phát triển song song báo giấy và báo điện tử, được bạn đọc đánh giá cao, hoạt động của Tạp chí không vi phạm qui định xuất bản.
Về giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế: Hội Nữ trí thức Việt Nam đã duy trì thường xuyên việc lan tỏa về Tạp chí (vd: giới thiệu Tạp chí đến các Hội, Chi hội, Đơn vị; gửi biếu Tạp chí cho Hội LHPNVN, một số bộ, ngành, cá nhân) và sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: (1) Giao trách nhiệm cho mỗi Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam có trách nhiệm mua và sử dụng Tạp chí. Trước mắt Hội sẽ mua 500 cuốn đặc san về Đại hội III, tặng cho đại biểu tham dự Đại hội (2) Tích cực để được cấp chỉ số ISSN (3) Giao chỉ tiêu viết tin, bài cho các Ủy viên BCH, các Hội, Chi hội, Đơn vị (4) Phối hợp với các Doanh nghiệp nữ để đăng tải nội dung có thu phí (5) hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm có khả năng thương mại hóa.
Nắm bắt hoạt động của Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm từ khi thành lập 10/10/2016 đến nay: Từ khi thành lập, Trung tâm đã khẩn trương hoàn tất thủ tục pháp lý, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hòe đã hỗ trợ Trung tâm sử dụng ngôi nhà 4 tầng tại 42 Dương Khuê và đầu tư 125 triệu để mua sắm trang thiết bị ban đầu. Trung tâm đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giới thiệu sản phẩm KHCN: tuyền truyền trên Websiter, tổ chức triển lãm trong và ngoài nước nhằm xúc tiến và thương mại hóa sản phẩm KHCN; Tổ chức hội thảo, đào tạo tập huấn chuyên đề về công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, phương thức thương mại hóa, phương pháp phát triển thương hiệu bền vững...; Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu KH&CN; Tư vấn, kết nối đầu tư và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Rà soát, đôn đốc thực hiện các Đề tài, dự án đã và đang triển khai đảm bảo tiến độ thời gian và nội dung, hoạt động cũng như mục tiêu đề ra. Giao Tổng thư ký Nguyễn Thị Yên Hưng phụ trách nhiệm vụ khoa học: “Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm từ cây Sachainchi xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”. Phân công chị Lê Thị Thúy, PB KHCN chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thực hiện đề tài và PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cố vấn thực hiện đề tài. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực phòng chống Covid- 19 cho phụ nữ” do Hội LHPN Việt Nam cấp năm 2021.
Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (phía trên, bìa phải) tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Chi hội Liên nghành II khóa I nhiệm kỳ (2016- 2021)
Trong tháng 7-8/2021, Hội Nữ trí thức Việt Nam tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên; Thực hiện các Đề tài, dự án theo kế hoạch; Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026).
HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM
Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022
Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com
Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực
Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.