hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Yes! We are the future of Asia!

07-09-2014

 

Yes! We are the future of Asia!

Vâng! Chúng tôi là tương lai của Châu Á! Đó là khẩu hiệu của trại hè cho các nữ khoa học trẻ năm 2014 mà tôi vinh dự được tham dự. Đây là trại hè của hơn 20 nữ nhà khoa học và kỹ sư trẻ đến từ hơn 10 nước trong khu vực Chấu Á Thái bình dương được tổ chức tại Soul, Hàn Quốc tháng từ 30 /7 – 1/8/2014 vừa qua.

   Tôi vinh dự là 1 trong 2 đại biểu được Hội nữ tri thức Việt Nam giới thiệu tham dự sự kiện này. Chúng tôi được sắp xếp ở trong toà nhà cho sinh viên quốc tế của trường đại học Ewha Woman, nơi mà khi tới đây chúng tôi mới được gặp các đại biểu từ các nước khác trong mạng lưới. Đó là các đại biểu trẻ khác đên từ các nước Srilanka, Ấn Độ, Malaysia, Mông Cổ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Pakistan, Đài Loan… Tất cả đều là các nghiên cứu viên, sinh viên Cao học, Nghiên cứu sinh từ nhiều ngành khác nhau như IT, Sinh học, Quản lý, Xây dựng, vật liệu… Đó là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi kết nối, chia sẻ để hiểu và học tập lẫn nhau.

   Chương trình trại hè được tổ chức với một chương trình sáng tạo để các đại biểu ngoài việc được nghe, được trình bày còn có một không gian để kết nối và chia sẻ. Theo đúng tinh thần “trẻ” và chút không khí Hàn Quốc, tất cả chúng tôi được cùng nhau học nhanh một lớp nhảy K-pop, một trong những điệu nhảy tạo nên tên tuổi cho giới trẻ Hàn Quốc. Tất cả đều tham gia nhiệt tình và cháy trong từng động tác (mặc dù chỉ là bắt trước theo hướng dẫn) nhưng đây là tiết mục khởi động làm  tinh thần các đại biểu được kích hoạt để chính thức hoạt động trại hè.

   Trong trại hè, chúng tôi được sắp xếp theo các nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 đại biểu đến từ các quốc gia với nhau. Mỗi nhóm sẽ chọn một chủ để riêng để thảo luận, để thể hiện những suy nghĩ của mình và cùng thuyết trình về các vấn đề đó. Điều rất thú vị là các chủ đề không phải là các chủ đề về nội dung chuyên môn cụ thể mà là các vấn đề thiết thực của mỗi phụ nữ đặc biệt là các nữ khoa học bao gồm: Cân bằng giữa gia đình và công việc, về ước mơ, về quản lý thời gian…Các vấn đề đều được thảo luận sôi nổi với những ý tưởng sáng tạo để thuyết trình trước trại hè. Qua đây bản thân tôi và mỗi đại biểu tham dự đều thu được những bài học riêng cho mình.

    Phần quan trọng nhất của trại hè cho các nữ khoa học trẻ là poster presentation. Trong phần này các đại biểu đều được trưng bày poster mình đã thiết kế từ nhà mang đến trại hè. Điều lý thú trong hợp phần này là tính đa dạng, ngoài các đại biểu nữ khoa học trẻ còn có sự tham gia của nhiều nghiên cứu sinh Hàn Quốc và quốc tế đang học và nghiên cứu tại Hà Quốc tham dự. Chính vì thế mà nội dung cũng  được chia làm nhiều mục theo các chủ đề khác nhau như khoa học, biến đổi khí hậu, chính sách và có riêng một không gian lớn của nhóm các nữ khoa học trẻ. Nội dung trong mỗi mục đều rất phong phú, đa dạng từ giới thiệu bản thân, đến những nghiên cứu xã hội, nghiên cứu về sinh học, dược liệu, về vật liệu, IT và những thực hành tốt nhất về Môi trường và biến đổi khí hậu. Tại đây các nhà khoa học trẻ có không gian để tìm hiểu tất cả những vấn đề được các đại biểu đem đến, đặc biệt hơn các khoa học trẻ có cơ hội được thuyết trình, giải thích về nghiên cứu của mình với cá bạn bè quốc tế.  

    Bên cạnh trại hè, các đại biểu trẻ như chúng tôi còn được tham dự cuộc họp mạng lưới nữ khoa học các quốc gia Châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Tại đây chúng tôi có cơ hội được nghe và hiểu hơn về sự phát triển của hội nữ khoa học các nước và các vấn đề mà nữ khoa học ở mỗi quốc gia đó gặp phải. Cuộc họp này là lần đầu tiên mà tôi được thấy những số thống kê về các nữ khoa học trên thế giới của các khách mời. Những con số về tỷ lệ của các nữ khoa học và kỹ sư ở khu vực Châu Á của diễn giả  Martin Schaper từ Viện thống kê của UNESCO đã cho thấy bức tranh toàn cảnh của sự tham gia này. Qua bài trình đó tôi cũng lần đầu tiên biết được tỷ lệ các nghiên cứu nữ của Việt Nam so với khu vực.

    Có thể nói, trại hè của các nữ khoa học 2014 đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng, học hỏi được nhiều điều, có được thêm nhiều bạn bè quốc tế. Nhưng cũng có nhiều trăn trở hơn về những vấn đề mình đã được thảo luận. Việc cần bình đẳng hơn nữa trong việc thừa nhận trong vai trò của nữ khoa học và không gian cho họ để phát triển nghiên cứu, khoa học theo đúng tiềm năng không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của cả các nước phát triển. Vì vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để khắc phục điều đó? Làm thế nào để tư tưởng, văn hoá thừa nhận đúng vài trò của các nữ khoa học, nữ tri thức trong cả công việc chuyên môn cũng như trong gia đình để họ phát huy cao hơn nữa khả năng của mình đóng góp chọ sự phát triển của xã hội phản ánh đúng khẩu hiệu “Vâng! Chúng tôi là tương lai của Châu Á”.

                                                                                                        Đào Thanh Thủy

 

In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.