hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Bảo vệ môi trường bằng sản phẩm từ xơ mướp

27-11-2023
Với sự sáng tạo của mình, chị Võ Thị Ngọc Thư (sinh năm 1984 tại thành phố Đà Nẵng) đã làm ra những sản phẩm hữu dụng từ xơ mướp, góp phần bảo vệ môi trường.

Chị Ngọc Thư cho biết: "Tôi chọn xơ mướp để sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường bởi mướp là một loại cây phát triển nhanh, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Cây mướp có sự tái sinh nhanh chóng, giúp đảm bảo nguồn cung cấp xơ mướp ổn định. 

2-2-1700711678700116078160-379-0-1629-2000-crop-1700711690828797005237

Chị Ngọc Thư và các sản phẩm của mình

 

Xơ mướp thường được sản xuất bằng các phương pháp và công nghệ thân thiện với môi trường, không gây phát thải hóa chất độc hại và tiêu thụ ít nước trong quá trình sản xuất".

Theo chị Thư, xơ mướp có khả năng tái chế tốt, làm cho sản phẩm có tuổi thọ cao và giảm lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó là tính đa dạng trong ứng dụng của xơ mướp. Ví dụ, xơ mướp có thể được sử dụng để làm bông tắm, miếng rửa chén, túi đựng xà phòng… 

Chỉ rõ lợi ích của xơ mướp, chị Thư cho biết thêm, độ phân hủy của sản phẩm xơ mướp phụ thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và vi khuẩn có trong môi trường. Trong điều kiện môi trường lý tưởng, sản phẩm xơ mướp có thể phân hủy nhanh chóng. Sản phẩm bằng xơ mướp có thể được thiết kế để phân hủy nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy theo mục đích sử dụng.

Vùng nguyên liệu mà chị Thư xây dựng để trồng và chế biến xơ mướp được đặt cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cơ sở sản xuất của chị đã ký hợp tác với nông dân địa phương, bao tiêu đầu ra cho cây mướp. 

1-2-1700711678731531202964

Sản phẩm làm từ xơ mướp


Quá trình trồng mướp cũng được thực hiện bởi các hộ nông dân, dưới sự giám sát của Ban Nông nghiệp xã nhằm hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Quá trình chế biến xơ mướp bao gồm việc lấy xơ từ mướp già đã thu hoạch, bóc vỏ, làm sạch nước, phơi khô, cán ép thành những tấm dẹt và cắt may theo yêu cầu sản phẩm.

Sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường thường đòi hỏi sử dụng nguyên liệu tốt hơn, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến giá bán cao. 

"Để giải quyết vấn đề giá cả, các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc tạo nhận thức về giá trị của các sản phẩm bảo vệ môi trường. Điều này có thể bao gồm việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm xanh", chị Thư nói.

Hiện nay, có nhiều người muốn dùng sản phẩm "xanh" nhưng không đủ tiền để mua. Chị Thư cho rằng, để thúc đẩy sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trường, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm thuế cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoặc thúc đẩy chương trình giảm rác thải.

1-1-17007116787241759903976

 Xơ mướp thường được sản xuất bằng các phương pháp và công nghệ thân thiện với môi trường
In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.