hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Các giải pháp nhằm huy động sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường

28-06-2022

chu-tri-hoi-thao-0815

Từ trái qua: Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ông Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Bà Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam Chủ trì Hội thảo. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Hội thảo tại Hà Nội do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức cuối tháng 6 vừa qua ghi nhận những đóng góp của nữ trí thức, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nữ trí thức vượt qua thách thức, phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường.

 toan-canh-hoi-thao-0814

Toàn cảnh Hội thảo “Các giải pháp nhằm huy động sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường”. 

 

Tại Hội thảo, ông Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức Chính trị - Xã hội của trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, được thành lập năm 1983 với chức năng là tập hợp, đoàn kết và phát huy tiềm năng của trí thức KH&CN.

Trải qua 39 năm hình thành và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tập hợp được 91 Hội KH&KT ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp các Hội KH&KT ở địa phương và gần 600 tổ chức khoa học và công nghệ; bên cạnh đó, còn có các cơ quan báo chí, xuất bản, quỹ Vifotec.

dong-chi-phan-xuan-dung-0815

Ông Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Trong những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các hội thành viên đã làm tốt công tác tập hợp và đoàn kết trí thức thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức, tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tích cực tham gia xã hội hoá các hoạt động nghiên cứu và xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân, nhất là xây dựng và phát triển các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, mô hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gắn với phát triển bền vững; Tích cực góp ý dự thảo Luật BVMT, Luật Bảo tồn đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước, các chương trình, chiến lược về tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững, tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông về môi trường; Phối hợp tổ chức thăm khám, hỗ trợ cho các bệnh nhân, nghiên cứu, triển khai các dự án về sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tích cực tham gia phòng chống đại dịch Covid-19...

dai-bieu-tham-du-hoi-thao-0815

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Những đóng góp của nữ trí thức trong thời gian qua, kết quả đạt được, khó khăn thuận lợi, một số bài học kinh nghiệm, giải pháp  phát huy vai trò của nữ trí thức. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Ông Phan Xuân Dũng cũng khẳng định: “Những kết quả đạt được của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học nữ, các nữ trí thức trong hệ thống Liên hiệp Hội. Nhiều chị nữ trí thức, nữ nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được tôn vinh, được nhận các Giải thưởng Quốc tế; giải thưởng Vifotec... Chúng tôi rất tự hào khi có các chị em trí thức tham gia và đóng góp cho hệ thống Hội”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Trí thức nữ là một lực lượng đặc biệt quan trọng. Trong mỗi thời kỳ, nữ trí thức Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm nhận nhiều vị trí, trọng trách trong hệ thống chính trị và các cơ quan đơn vị từ trung ương tới địa phương cơ sở. Với tài năng sáng tạo, tinh thần cách mạng, ý chí khoa học, tầm nhìn vượt thời gian, trách nhiệm lớn lao với Đảng, đất nước, dân tộc, vượt lên mọi khó khăn, vượt lên chính mình, đội ngũ nữ trí thức đã và đang ngày đêm âm thầm làm việc miệt mài, cống hiến xuất sắc, cho ra đời những sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ cộng đồng phát triển, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mang danh dự và vinh danh cho đất nước.

ong-lai-xuan-mon-0815

Ông Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Những đóng góp của nữ trí thức trong thời gian qua, kết quả đạt được, khó khăn thuận lợi, một số bài học kinh nghiệm; Đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nữ trí thức tham gia tích cực và phát huy vai trò của phụ nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác quản lý nhà nước, hoạt động xã hội, đặc biệt là việc huy động sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường; Thảo luận và phát huy sáng kiến để nữ trí thức trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát huy vai trò và có đóng góp có hiệu quả vào hoạt động hội, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường.

dai-bieu-0815

Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Nữ trí thức Việt Nam. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Chia sẻ về vấn đề “Ô nhiễm môi trường và sức khỏe phụ nữ, trẻ em tại Việt Nam”, PGS.TS Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế Bộ y tế cho biết: tất cả các vấn đề ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí...) đều có những tác động không nhỏ tới sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc phụ nữ mang thai tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí có thể dẫn đến các biến chứng: tiền sản giật, tăng huyết áp, sinh non, sinh nhẹ cân... Thiếu nước sạch cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá, tay chân miệng, nhiễm giun, gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ, các bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa (đối với phụ nữ)... Ô nhiễm đất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua thực phẩm, nguồn nước hoặc hít phải bụi ô nhiễm...

pgsts-nguyen-thi-tram-0815

PGS.TS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm đã chia sẻ về “Vai trò của nữ trí thức trong ứng dụng KHCN đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Tại Hội thảo, PGS.TS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm đã chia sẻ về “Vai trò của nữ trí thức trong ứng dụng KHCN đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Từ chính những kinh nghiệm trong nghiên cứu và trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, GS.TS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm kiến nghị: muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực, Nhà nước cần đầu tư tài chính thoả đáng cho việc đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp, đồng thời khuyến khích họ đề xuất và thực hiện thành công các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chuyên sâu, toàn diện làm cơ sở cho việc triển khai các đề tài, dự án ứng dụng vào sản xuất và đời sống.


ThS. Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống - LIFE đã trình bày về những hoạt động nâng cao năng lực các tổ chức cộng đồng trong ứng phó dịch bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các nhóm dễ bị tổn thương như cộng đồng LGBT...

Tham dự Hội thảo, GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đã chia sẻ về vấn đề “Thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc Việt”. GS.TS.BS Lê Thị Hợp đã chỉ ra các vấn đề dinh dưỡng cần giải quyết: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng; tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm hiệu quả; quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng học đường, giảm tình trạng suy dinh dưỡng phở vùng khó khăn, thừa cân béo phì (thành phố); Phối hợp liên ngành, cam kết và trách nhiệm của các Bộ ngành, các tổ chức, thực thi các chính sách dinh dưỡng hiệu quả; đầu tư nguồn lực (kinh phí và nhân lực) cho vấn đề dinh dưỡng...

le-thi-hop-0825

GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đã chia sẻ về vấn đề “Thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc Việt”. Ảnh: Hoàng Toàn

 

Trong tham luận “Nữ trí thức Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp”, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh (Đại học Quốc giá Hà Nội) thành viên Hội Nữ trí thức Hà Nội đã đặt ra vấn đề, góc nhìn về nữ trí thức với tư cách là nguồn lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chia sẻ vấn đề “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với phụ nữ và kiến nghị giải pháp”. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả.

TS.BS Nguyễn Thu Giang, Viện trưởng Viện LIGHT cũng đã chia sẻ các tác động của Covid-19 đối với nam giới, nữ giới và an sinh xã hội. Sau khi nghiên cứu, phân tích, TS.BS Nguyễn Thu Giang đánh giá: Covid-19 làm phát sinh và tăng nặng thêm các vấn đề về Giới - Bất bình đẳng giới - làm trầm trọng thêm bạo lực trên cơ sở Giới. Covid-19 cũng làm bộc lộ một số khoảng trống trong chính sách an sinh xã hội, một số nhóm yếu thế mà trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn vẫn bị “bỏ quên”...

Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Live & Learn chia sẻ vấn đề ô nhiễm không khí đồng thời chia sẻ các giải pháp và nỗ lực chung tay vì không khí sạch mà Live & Learn đang thực hiện tại Hà Nội

Trong phần thảo luận, PGS.TS Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới. PGS.TS Bùi Thị An đưa ra một số kiến nghị: Đánh giá lại tuổi về hưu của nữ, tính điểm cho thiên chức làm mẹ của phụ nữ trong quá trình thực hiện xây dựng chính sách, đặc biệt là nghiên cứu để các nữ trí thức có cơ hội bình đẳng với nam giới. Những vấn đề, chính sách liên quan đến nữ trí thức cần tham khảo ý kiến của đội ngũ nữ trí thức.

Hội thảo cũng ghi nhận những ý kiến của PGS.TS Đặng Cẩm Hà về nghiên cứu những tác động của hậu Covid-19 tới phụ nữ và trẻ em; GS.TS. BS Lê Thị Hợp, BS Đỗ Thị Vân đưa ra vấn đề xem xét lại vai trò của nữ trí thức, đặc biệt là sau tuổi 55 – 56…

Bế mạc Hội thảo, đồng chí Phan Xuân Dũng đánh giá nội dung Hội thảo rất phong phú, thực trạng, giải pháp đưa ra rất sâu sắc và có ý nghĩa. Ghi nhận những ý kiến phản biện của các nhà khoa học nữ, đồng thời tham khảo thêm các ý kiến khác, tháng 7/2022, đồng chí Lại Xuân Môn sẽ tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các nữ trí thức khu vực ngoài Nhà nước.

dai-bieu-chup-anh-0815

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh Hoàng Toàn

 

Sau Hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp thành báo cáo kết quả Hội thảo. Trong đó, đặc biệt sẽ tập hợp các kiến nghị trình lên cơ quan chức năng, để tới được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các kiến nghị này cũng giúp xã hội có nhận thức đúng hơn, đánh giá chính xác hơn vai trò của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam và có các giải pháp để đội ngũ này ngày càng có đóng góp xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

 




 


 

 
In bài viết
Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.