hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Tăng cường vai trò của các hội thành viên trong hoạt động bảo vệ môi trường

24-12-2022

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học, công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, để hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói chung và tư vấn, phản biện và giám định xã hội về môi trường nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, cần nỗ lực từ cả hai phía: phía chủ thể và phía khách thể. Trong đó, phía chủ thể phải thấy rõ sự cần thiết của việc lấy ý kiến phản ánh, phản biện từ xã hội; cần hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện thuận lợi về thời điểm, thời gian, kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất cho các tổ chức xã hội, nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu. Khi có ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cần tổng hợp vào hồ sơ đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Còn phía khách thể cũng cần tập hợp các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm để có được chất lượng tư vấn, phản biện và giám định tốt, đồng thời, phải chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ thực hiện cũng như tính khách quan, trung thực của nội dung tư vấn, phản biện.

9917-1671774703-ht-23-12-22-13

TS Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học, công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc


ThS. Lê Duy Tiến, UVBTV-Phó TTK Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng, trong những năm gần đây, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã phát huy được vai trò của mình và góp phần đáng kể cùng các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền tham gia bảo vệ môi trường.

Cũng theo Ths Tiến, trong thời gian tới, để phát huy toàn diện vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác BVMT cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau: Rà soát các quy định của pháp luật về BVMT nói chung, pháp luật về sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong BVMT nói riêng nhằm đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, chính sách pháp luật trong công tác quản lý và BVMT, cơ chế huy động các nguồn lực xã hội trong BVMT; từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật.

9917-1671774703-ht-23-12-22-12

ThS. Lê Duy Tiến, UVBTV-Phó TTK Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam


Đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong BVMT. Quyền của các cá nhân và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong BVMT là quyền tiếp cận thông tin về môi trường; quyền tiếp cận luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế, chính sách do Nhà nước, Trung ương và địa phương ban hành; quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ.

Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng và toàn xã hội. Đặc biệt, cần khuyến khích các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động theo dõi, phát hiện, tố giác sai phạm về pháp luật BVMT, cũng như quá trình thực thi, giám sát chính sách và thực hành quyền môi trường.

Tăng cường sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sự phối hợp trong nội bộ các tổ chức xã hội; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong hoạt động tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia BVMT, giám sát thực thi pháp luật.

Còn đối với ý kiến của TS Trần Văn Miều – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho biết, Các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạt động môi trường cho rằng, đó là định hướng đúng đắn, có tính thời đại và có trách nhiệm của Việt Nam đối với phát triển bền vững trên phạm vị toàn thế giới. Bởi vì, bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ ngôi nhà chung của loài người, đó là trách nhiệm chung của các nước, các tổ chức quốc tế và mọi người dân cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của mình.

TS Miều cho biết thêm, để bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững cần áp dụng nhiều giải pháp có tính khả thi: Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi sống thân thiện với môi trường; Tuyên truyền phổ biến luật pháp để mọi người dân biết, hiểu và thực hiện, trong đó có Điều 43, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”; Khoản 1, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân và Khoản 2, điều này: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển”.

9917-1671774703-ht-23-12-22-11

TS Trần Văn Miều – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và chia sẻ, đưa ra nhiều ý kiến như các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cần phát huy hơn nữa tiềm năng của đội ngũ chuyên gia để thực hiện tốt chức năng, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định, qua đó giúp nâng cao hình ảnh, vai trò của tổ chức, đồng thời đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội. Trong bối cảnh ấy, việc mở rộng phạm vi các đối tượng cần thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, trong đó có các đối tượng thuộc lĩnh vực môi trường cũng là một điều cần tính tới nhằm đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển tất yếu của thời đại.

Và một số ý kiến cho rằng, thời gian qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã có nhiều hoạt động để nâng cao năng lực tham gia tư vấn, phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc như: Hội nghị, hội thảo, diễn đàn, biên soạn các ấn phẩm, mở lớp tập huấn…

9917-1671774703-ht-23-12-22-14

Tuy nhiên, hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam còn chưa đáp ứng nhu cầu của đội ngũ cán bộ của các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc. Vì thế, mong rằng, Liên hiệp Hội cần phải tăng cường hơn nữa việc nâng cao năng lực tham gia tư vấn, phản biện xã hội đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là cần thiết và góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Liên hiệp Hội Việt Nam.

 

Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.