hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

HỘI THẢO “Tham vấn một số quy định trong dự thảo Bộ Luật Lao động” (sửa đổi).

21-06-2019

 

 

 



HỘI THẢO

 “Tham vấn một số quy định trong

 dự thảo Bộ Luật Lao động” (sửa đổi).

           

         Trong phần Tuyên bố lý do tổ chức Hội thảo, Tổng Thư ký Hội Nguyễn Thị Yên Hưng  nhấn mạnh: Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012; trong đó lần sửa đổi năm 2012 là lần sửa đổi cơ bản, toàn diện. Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động, . Trong đó có vấn đề phân biệt đối xử về giới trong lao động, vấn đề tuổi nghỉ hưu, vấn đề tiền lương, giờ làm thêm của người  lao động…


      Sau nhiều năm áp dụng thực thi trên thực tế, trước áp lực của hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, đã xuất hiện các đòi hỏi lớn đặt ra cho Bộ luật Lao động và yêu cầu Bộ luật Lao động cần phải được tiếp tục hoàn thiện trong đó có vấn đề sửa đổi Bộ luật Lao động để nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 


        Tham dự Hội thảo có 35 chị là Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, các chị là Ủy viên Ban Chấp hành và hội viên Hội Nữ trí thức Việt Nam. 

Bà  Nguyễn Thanh Cầm- Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Chính sách Luật pháp Hội LHPN Việt Nam và PGS.TS Trần Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội NTT Việt Nam  đồng chủ trì  và điều hành Hội thảo.

 2161

Bà Nguyễn Thanh Cầm  (áo vàng) và PGS.TS Trần Thị Oanh

đồng chủ trì  và điều hành Hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Thanh Cầm đã nhấn mạnh một số nội dung trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đề nghị các đại biểu tập trung góp ý là:

  1. Về phạm vi điều chỉnh:Trả lời câu hỏi tham vấn, có cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLLĐ về nhóm lao động phi chính thức để có cơ sở pháp lý nhằm quản lý và bảo vệ nhóm người lao động này không?
  2. Về tuổi nghỉ hưu: Đóng góp ý kiến về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo từng nhóm lao động
  3. Về việc làm thêm giờ: đóng góp ý kiến Việc sừa đổi như dự thảo có phù hợp với tất cả các ngành nghề không? Có nên quy định cụ thể những ngành nghề được quyền sử dụng lao động làm thêm giờ? Người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận việc trả lương lũy tiến thời gian làm thêm giờ có hợp lý? Có nên quy định về việc chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn về nội dung này?
  4. Về Nghỉ lễ, tết : đónggóp ý kiến về các đề xuất mới của dự thảo BLLĐ (sửa đổi) , trong đó Dự thảo bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ là ngày Thương binh, Liệt sỹ (ngày 27/7 dương lịch) để tri ân những người có công với cách mạng, với đất nước và có thể đổi tên ngày này thành ngày tri ân
  5. 5. Thời giờ làm việc bình thường của các cơ quan hành chính Nhà nước trên cả nước: Cho ý kiến về quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước trên cả nước? Quy định vấn đề này trong Bộ Luật Lao động hay văn bản quy phạm pháp luật khác?
  6. Quấy rối tình dục: Dự thảo quy định: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là tất cả các hành vi có bản chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.Với khái niệm này có thể xác định được hành vi QRTD chưa và đã đảm bảo căn cứ cho Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này hay chưa?
  7. 7. Chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới: Các quy định trong dự thảo đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới đã đầy đủ chưa? có đảm bảo tính khả thi không? Có cần bổ sung thêm quy định nào không? (Ví dụ, có cần quy định người sử dụng lao động nơi có sử dụng đông lao động nữ có nghĩa vụ lắp đặt phòng vắt sữa, nơi trữ sữa tại doanh nghiệp…). Từ sự đánh giá tổng kết việc thực hiện các quy định riêng đối với lao động nữ, tạo ra những rào cản nhất định cho lao động nữ và chưa đảm bảo việc thúc đẩy bình đẳng giới, Dự thảo đã sửa đổi Chương X các quy định riêng đối với lao động nữ của BLLĐ năm 2012 thành Chương X Những quy định riêng đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, theo đó các quy định liên quan đến trách nhiệm gia đình đều đã được quy định cho cả lao động nam và nữ. trong đó nhấn mạnh Chủ trương của Đảng trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới trong quá trình xây dựng Luật Lao động: “Xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề” .

                   

   

 

 2162

 

 

2163 

 

 

Nguyên Đại Sứ Nguyễn Thị Nhã, UV BCH Hội

Tham góp ý kiến về nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thể chế chính trị, xã  hội của Việt Nam.

 

PGS.TS Lê Thị Thuý, UV BCH Hội,

tham góp ý kiến về vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hư và tuổi nghỉ hưu cho lao động ở các lĩnh vực ngành nghế khác nhau

    

 

Hội thảo đã có 14 ý kiến phát biểu của các đại biểu là các nhà giáo, các cán bộ Khoa học, ngoại giao công tác tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Bộ, ngành và các Hội viện NTT của Hội. Ngoài việc phát biểu trực tiếp tại Hội thảo, các đại biểu đã tâm huyết gửi bản đóng góp ý kiến cá nhân về Ban Tổ chức để tổng hợp vào bản đóng góp ý kiến chung của Hội LHPN VN tới Bộ LĐTB XH và tại phiên họp Quốc Hội XIV chiều ngày 12/6/2019.

 

 21642165 

Nguyên Đại tá, TS. Phạm Thị Tố :

Góp ý về việc điều chỉnh Tuổi nghỉ hưu

PGS.TS Bùi Thị An, UVBTV, Chủ tịch Hội NTT Hà Nội: Góp ý về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và 7 vấn đề có liên quan được hỏi ý kiến trong sửa đổi Luật Lao động

 

Kết luận, bế mạc Hội thảo, PGS.TS.Trần Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội NTT Việt Nam đã nêu rõ: Với quan điểm chỉ đạo trong thực hiện vai trò  Tư vấn, phản biện xã hội, Hội LHPN Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam xin  tiếp nhận góp ý của các đại biểu , dựa trên nguyên tắc cân đối, hài hòa, không trái với các quy định pháp luật hiện có, sẽ cân nhắc, để đóng góp ý kiến vào việc tiếp tục hoàn thiện Bộ Luật lao động (sửa đổi) phù hợp hơn với các nguyên tắc của Kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cơ sở  tiếp thu, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế – xã hội và thể chế chính trị, xã  hội của Việt Nam./.

 

 

Một số đại biểu Hội NTT Việt Nam tham dự Hội thảo

2167

 

Tin bài và ảnh: ThS. Nguyễn Thị Yên Hưng, Tổng Thư ký Hội NTT VN

Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.