hoi_nu_tri_thuc_1
Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo

Nữ khoa học vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

30-10-2018



Nữ khoa học vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

 

Từ ngày 18-20/10/2018, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ Châu Á – Thái Bình Dương (APNN) lần thứ 8 với chủ đề “Nữ khoa học vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”

APNN là mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được thành lập từ năm 2011 trực thuộc mạng lưới quốc tế các nhà khoa học và kỹ thuật nữ.

Cho đến nay, APNN có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia mạng lưới, Hội Nữ trí thức VN tham gia tổ chức này từ năm 2013. Hội nghị APNN được tổ chức thường niên nhằm tạo điều kiện cho các thành viên APNN trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của các nhà khoa học nữ trong phát triển kinh tế xã hội.

Hội nghị năm nay cũng là cơ hội để phụ nữ Việt Nam mở rộng hợp tác, giới thiệu quảng bá đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu gồm các nhà nữ khoa học trong khu vực, các tổ chức quốc tế và một số bộ, ban, ngành của Việt Nam.

img4919_2

Các Đại biểu Quốc tế và Việt Nam tham dự Đại hội

 

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: “Thế giới đang đứng trước một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi cơ bản cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức, tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học nữ giữ một vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định vào sự phát triển toàn diện, bền vững của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn cầu”.

Hội nghị bao gồm các phiên toàn thể và 03 phiên Hội thảo chuyên đề song song. Tại các phiên toàn thể, các đại biểu đã được nghe báo cáo hoạt động của các thành viên APNN, thảo luận các hoạt động chung của mạng lưới APNN và nghe chia sẻ của một số diễn giả, khách mời ngoài khu vực.

Ba hội thảo chuyên đề đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các đại biểu, nội dung thảo luận về các chủ đề: Giới và bình đẳng giới trong khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của khu vực và quốc tế, đồng thời cũng nằm trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Trong khuôn khổ hội nghị, Triển lãm “Phụ nữ trong Khoa học và Sáng tạo” đã giới thiệu một số sản phẩm khoa học công nghệ và sáng tạo tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam.

Triển lãm đã quy tụ được 23 nhà khoa học nữ và 02 nữ sáng tạo có công trình đáp ứng với các tiêu trí như: Có quyền Sở hữu trí tuệ và được ứng dụng rộng rãi; được giải thưởng cấp bộ hoặc cấp quốc gia, quốc tế; sản phẩm có thể thay thế hàng nhập khẩu, giá rẻ; sản phẩm công nghệ cao mang tính đại diện ngành; sản phẩm có tính sáng tạo mới, vượt khó.

len_web

Nguyên Phó chủ tịnh nước Nguyễn Thị Doan cùng các Đại biểu tham quan gian hàng của Viện nghiên cứu IRDOP, chuyên nghiên cứu và phát triển Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây rau SAM

 

Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định: Chúng tôi đánh giá cao mục tiêu của Mạng lưới quốc tế các nhà khoa học nữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy vai trò của các nhà khoa học nữ, các nữ kỹ sư trong khu vực. Phụ nữ có tiếng nói quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt lĩnh vực khoa học và công nghệ với những chủ để như môi trường, phát triển bền vững, bình đẳng giới và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

img4944

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và các Đại biểu tham quan triển lãm

 

Theo ông, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phụ nữ là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị bỏ lại phía sau. Vì thế, vai trò của các nhà khoa học nữ là vô cùng quan trọng. Ngoài việc trực tiếp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, các chị là những tấm gương khuyến khích cho các em gái học môn STEM nhằm thích ứng với những sự thay đổi của xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại thách thức mà còn mang lại cơ hội cho các em gái, khi những công việc đòi hỏi trí tuệ và đổi mới sáng tạo là xu thế và những công việc cần sức nặng cơ bắp được dần thay thế bởi các robot.

Kết thúc đại hội, các đại biểu đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm mạnh mẽ của các thành viên APNN trong việc thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của phụ nữ trong khoa học và công nghệ.  

 

Ban thông tin tuyên truyền – Hội Nữ trí thức VN

 

 

 

 

 

Thư viện ảnh

Xem toàn bộ
frijul03151917gmt07002020_vwuoffice_bannerfrisep04162213ict2020_ntm_mtfrifeb21134940ict2020_1900thudec19103950ict2019_thujun27114339ict2019_frimar15065103gmt2019_ho_tro_pn_khoi_nghiepthudec19093829ict2019_frifeb22085300ict2019_an_toan_phu_nu_tre_em_copy

HỘI NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM

Giấy phép số 103/GP-TTĐT do Cục PTTH và TTÐT cấp ngày 2/8/2022

Địa chỉ: Số 68 đường Nguyễn chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (024) 39.728.747 / Email: hoinutrithucvietnam@gmail.com

Người chịu trách nhiệm: TS. Phạm Thị Mỵ - Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực

Ghi rõ nguồn ® hointtvn.vn khi phát hành lại thông tin từ trang thông tin tổng hợp.