Đó là PGS.TS. Đoàn Thị Thái Yên Chi hội Nữ trí thức Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc- Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Viện Bảo vệ thực vật, đại diện 02 nhóm tác giả được vinh danh ở hạng mục Kiến tạo, dành cho những công trình nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng, tại Lễ trao Giải thưởng và Học bổng KOVA – Lần thứ 20 chính thức diễn ra tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sáng ngày 26/11/2022.
Gió heo may đã về, lòng người thêm xao xác. Cứ nhớ nhung, day dứt một nỗi niềm bâng quơ nào đó. Cứ rấm rứt, lan man khó tả. Những ngày tháng này, nếu không làm gì đó, không gặp ai đó, có khi đến "hóa điên".
Với 434/458 đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tán thành (chiếm 87,15% tổng số đại biểu), Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đây là thông điệp Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế tại Lumbini – Hòa thượng Thích Huyền Diệu đã bày tỏ sự trân trọng và niềm xác tín này vào các nữ trí thức Việt Nam trong buổi nói chuyện của ngài tại Học viện Phụ nữ VN chiều 25-10-2022.
Trong hơn 3 thập kỷ điều hành Vinamilk, bà Mai Kiều Liên được biết đến như một lãnh đạo nổi tiếng với tinh thần đổi mới sáng tạo, không ngại thay đổi."Sáng tạo là yếu tố sống còn" - câu nói nổi tiếng của bà đã trở nên quen thuộc với nhân viên Vinamilk và trở thành một trong những "DNA" về văn hóa của doanh nghiệp sữa lớn nhất nước này.Trong thông điệp gửi đến cán bộ công nhân viên vào đầu năm 2022, "vị thuyền trưởng" của Vinamilk tiếp tục đề cao yếu tố con người và sự kết nối bền vững của đội ngũ để tạo ra sự thành công: "Chặng đường trước mắt sẽ còn rất nhiều thách thức, có bắt kịp đà phục hồi và tạo ra sự bứt phá được hay không là do chính chúng ta quyết định - bằng chính tư duy, hành động, sự quyết tâm và đoàn kết, và cũng không quên một yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe và sự an toàn của mỗi người".Theo bà, thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước cũng như đối tác, khách hàng và cả người lao động... Sự kết nối đó cũng chính là nền tảng để Vinamilk tiến xa hơn trên hành trình phát triển bền vững trong nhiều năm qua.Bà Mai Kiều Liên gắn bó với Vinamilk từ khi doanh nghiệp này mới thành lập cách đây 46 năm, khi tiếp quản 3 nhà máy quy mô nhỏ sau chiến tranh. Bà góp phần đề ra các quyết sách cho cuộc "cách mạng trắng" để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa trong nước những năm 1990. Trong hơn 15 năm sau đó, Vinamilk đã hình thành nên hệ thống 14 trang trại chuẩn quốc tế trên cả nước và quản lý đàn bò cung cấp sữa hơn 160.000 con, cho sản lượng 1 triệu lít sữa mỗi ngày.Đưa Vinamilk trở thành 1 trong 3 thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầuNăm 2022 đánh dấu cột mốc 46 năm Vinamilk đồng hành và phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Từ 3 nhà máy sữa tiếp quản từ chế độ cũ bị hư hỏng nặng, với sự cố gắng sáng tạo và vươn lên trong lao động, sản xuất, hiện Vinamik đang vận hành 16 nhà máy và 14 trang trại trong và ngoài nước. Bà Mai Kiều Liên báo cáo về việc thực hiện mục tiêu kép với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Nhà máy sữa Việt Nam Vinamilk tại Bình Dương tháng 6/2021. Ảnh: VNM Với chiến lược phát triển đúng đắn, sau gần 5 thập kỷ phát triển, không chỉ trở thành doanh nghiệp sữa hàng đầu trong nước, Vinamilk còn ghi dấu ấn trên bản đồ ngành sữa thế giới với vị trí thứ 36 trong nhóm 50 các công ty sữa hàng đầu thế giới về doanh thu (theo Plimsoll, 2021) và là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á trong danh sách này.Mới đây nhất, theo báo cáo ngành Thực phẩm & đồ uống 2022 của Brand Finance, Vinamilk lại tiếp tục "lập kỉ lục mới" khi gia tăng giá trị thương hiệu của mình 18%, đạt 2,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu.Tuy vậy, không có con đường nào dẫn tới thành công lại trải đầy hoa hồng. Để đạt được những thành tựu trên, bà Mai Kiều Liên đã lèo lái "con thuyền" Vinamilk để vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình khi Covid-19 gây tác động nghiêm trọng đến kinh tế và giao thương toàn cầu.Thu nhập bị ảnh hưởng dẫn đến sức mua của người dân thu hẹp kể cả đối với những mặt hàng cơ bản như thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, Vinamilk đã nỗ lực để duy trì tăng trưởng doanh thu. Với mức tăng 2,2% so với năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 của Vinamilk đã đạt 61.012 tỷ đồng, lần đầu vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng.Đối với kinh doanh nội địa, kênh hiện đại tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với mức tăng trưởng hai chữ số. Bên cạnh việc các đối tác phân phối đẩy mạnh mở rộng điểm bán thì chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt của Vinamilk cũng đã mở mới 120 cửa hàng trong năm 2021 và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600.Kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, cho thấy xu hướng mua sắm thay đổi và quyết định đúng, kịp thời của Vinamilk khi đầu tư vào kênh này trong các năm qua. Ngoài thế mạnh về hệ thống phân phối, việc sở hữu hệ thống trang trại và nhà máy trên cả nước đã cho phép Vinamilk linh động điều phối kế hoạch sản xuất, đảm bảo cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng toàn quốc ngay cả khi dịch bùng phát mạnh. Thị phần của Vinamilk, nhờ đó, đã mở rộng cả về giá trị lẫn sản lượng trong khi vẫn đảm bảo điều kiện sản xuất 3 tại chỗ an toàn, hiệu quả cho tất cả cán bộ công nhân viên.Thị trường sữa trong nước chịu áp lực cạnh tranh lớn. Trong khi đó, nhu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày một cao. Vì thế, Vinamilk đã không ngừng đổi mới, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu của đa dạng các đối tượng người tiêu dùng như sữa tươi organic, các sản phẩm sữa hạt, sữa bột trẻ em có bổ sung tổ yến, sữa bột người lớn bổ sung Fucoidan., v.v.Năm 2021, công ty đưa vào hoạt động ba trang trại sinh thái Green Farm và cho ra mắt dòng sản phẩm cùng tên. Mô hình trang trại sinh thái Green farm được phát triển trên cơ sở các trang trại đã đạt tiêu chuẩn Global G.A.P của Vinamilk, thúc đẩy sản xuất xanh, phát triển ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.Bà Mai Kiều Liên trao đổi với Thủ tướng tại Lễ khởi công Thiên đường sữa Mộc Châu vào tháng 05/2022 Cuối tháng 5/2022, Vinamilk và Mộc Châu Milk chính thức ra mắt và khởi công dự án "Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu" gồm mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái có diện tích quy hoạch là 150 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng và nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu, có diện tích 26 ha, mức đầu tư là 2.000 tỷVới mảng xuất khẩu, dù gặp phải sự đóng cửa của nhiều thị trường, vẫn tăng trưởng hơn 10% trong năm 2021, thậm chí có thêm 2 thị trường mới, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến nay đạt hơn 2,6 tỷ USD. Cuối năm ngoái đến đầu 2022, các sản phẩm của Vinamilk liên tiếp được giới thiệu trong các triển lãm, hội chợ quốc tế lớn tại Dubai, Thượng Hải, Nhật Bản... để khai thác cơ hội khi thị trường quốc tế đang mở cửa trở lại.Cuối năm 2021, Vinamilk ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trị giá 500 triệu USD với tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sữa tại tỉnh Hưng Yên với công suất dự kiến đạt 400 triệu lít mỗi năm và tổng vốn đầu tư trong 2 giai đoạn là 200 triệu USD…Cạnh tranh để phát triển và mang lợi ích cho người tiêu dùngBà Mai Kiều Liên quê quán tại huyện Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhưng sinh ra tại Paris (Pháp) vào năm 1953. Đến năm 1957, gia đình bà – những trí thức yêu nước đang sinh sống tại Pháp, đã về đóng góp cho quê hương.Tốt nghiệp trường phổ thông Trưng Vương, một lần nữa bà Liên lại "xuất ngoại" khi được Nhà nước cử sang Liên Xô học về ngành chế biến sữa. Sau khi về nước, bà trở thành kỹ sư phụ trách Khối Sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Vinamilk), và lần lượt kinh qua các chức vụ: Kỹ sư, Trưởng ca, Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc và đến tháng 12/1992 trở thành Tổng Giám đốc Vinamilk.Gắn bó với Vinamilk ngay từ ngày thành lập, tròn 30 năm ở cương vị Tổng Giám đốc bà Liên là người tạo ra sự đột phá cho Vinamilk trở thành trường hợp điển hình, thành công nhất của công cuộc cổ phần hóa nhờ tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm, kinh doanh hiệu quả và góp phần thúc đẩy xã hội. Năm 2018, Forbes Việt Nam đã trao cho Tổng Giám đốc của Vinamilk giải thưởng Thành tựu trọn đời vì các đóng góp trong lĩnh vực kinh doanh.46 năm gắn bó với Vinamilk, bà Liên luôn giữ tư tưởng cấp tiến: "Cạnh tranh tạo ra động lực phát triển và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất". Trong kế hoạch kinh doanh năm 2022, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng lên 64 ngàn tỉ đồng. Tuy tình hình kinh tế-xã hội vẫn bị ảnh hưởng của Covid-19 nhưng bà Liên tin tưởng vẫn đủ sức dẫn dắt Vinamilk quay lại quỹ đạo tăng trưởng nhờ đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động."Vinamilk có nhiều cái làm tốt được hơn nữa, sẽ nhiều thứ phải làm lại, ba cái gạch đầu dòng lớn nhất là: Đổi mới sản phẩm, đổi mới tư duy, đổi mới quy trình. Những cái gì tốt thì mình giữ, những cái gì chưa tốt phải thay đổi", bà Liên cho biết.Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và tiếp tục đưa mở rộng quy mô công ty, Vinamilk sẽ tập trung vào các dự án chiến lược, cùng với các công ty con, công ty thành viên tập trung triển khai. Cụ thể là dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu đã được Vinamilk cùng Mộc Châu Milk khởi công vào tháng 5/2022 gồm trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu-Sơn La.Tiếp đến là dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò do Vinamilk và Vilico hợp tác với Tập đoàn Sojitz Nhật Bản đầu tư cơ sở chăn nuôi-chế biến-phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.Sắp tới, Vinamilk đang có kế hoạch khởi công dự án nhà máy sữa Hưng Yên vào cuối tháng 12 năm nay. Siêu nhà máy có vốn đầu tư gần 200 triệu USD này được dự đoán là yếu tố quan trọng trong tham vọng gia tăng thị phần tại khu vực phía Bắc của Vinamilk. Đồng thời, Trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Xiêng Khoảng được Vinamilk khởi công vào năm 2019, đến nay đã hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ bản, lắp đặt máy móc thiết bị và chính thức đón đàn bò sữa đầu tiên về trang trại. Được dự kiến khánh thành vào cuối 2022 đầu 2023, trang trại sẽ giúp tăng cường nguồn nguyên liệu sữa tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu.Vào ngày 21/09 vừa qua, Vinamilk đã được tổ chức Brand Finance của Anh Quốc trao chứng nhận là "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới", đồng thời được đánh giá rất cao khi trở thành thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu năm 2022 (theo báo cáo Thực phẩm và đồ uống 2022 của Brand Finance).Với các đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, ngành và đất nước, bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.THẢO VY
Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022) và 12 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2022), Hội Nữ trí thức Việt Nam đã có thư chúc mừng tới toàn thể phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam nói riêng lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhờ trí tuệ và tài năng nổi bật, nhiều nhà khoa học nữ Việt Nam dã có những thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc và được vinh danh, nhận giải thưởng cao quý trên thế giới, mở ra cánh cửa cơ hội phát triển trong sự nghiệp.